Nếu có đủ đam mê và tài chính, chúng ta có thể đi bất cứ nơi nào chúng ta muốn. Nhưng có một số nơi trên thế giới mà không một vị khách du lịch nào được phép đặt chân đến.
Dưới đây là danh sách 5 nơi nổi tiếng và bí ẩn nhất mà không cho phép khách du lịch đến thăm.
1. Đảo Surtsey
Surtsey (tiếng Iceland, có nghĩa là đảo của "Surtur") là một đảo núi lửa ở ngoài khơi bờ nam của Iceland. nó cũng là điểm cực nam của Iceland.
Nó được tạo thành trong vụ phun trào núi lửa khởi đầu 130 mét dưới mực nước biển và trồi lên mặt nước vào thành 11 năm 1963.
Vụ phun trào kéo dài đến ngày 5 tháng 6 năm 1967, khi đảo đạt kích thước tối đa 2,7 km2. Kể từ đó, sự bào mòn của gió và sóng đã khiến đảo này giảm kích thước, đến năm 2002 thì diện tích đảo còn 1,4 km2.
Ngay lập tức hòn đảo này thu hút sự chú của các nhà khoa học từ nhiều quốc gia, vì đây là một ví dụ điển hình về sự hình thành các vùng đảo một cách tự nhiên, cho phép bắt đầu một sự sống mới.
Đảo này được đặt theo tên của nhân vật huyền thoại Surtr, thủ lĩnh những người khổng lồ bằng lửa. Kể từ khi được hình thành, đảo Surtsey chỉ phục vụ cho mục đích khoa học, vì vậy khách du lịch không được phép đến đây.
Nguyên nhân của lệnh cấm du lịch là vì tại đây có các thử nghiệm khoa học.
2. Đảo rắn Ilha da Queimada Grande
Ilha da Queimada Grande hay đảo Rắn là một hòn có diện tích 43 ha ở Nam Đại Tây Dương và cách bờ biển bang São Paulo 35 km. Đảo này có hơn 400.000 con rắn trong đó có nhiều rắn độc.
Hòn đảo này nổi tiếng là nơi sinh sống duy nhất của loài rắn hổ lục đầu vàng độc nhất thế giới. Trên đảo này trên một mét vuông có tới 1 - 5 con hổ lục đầu vàng.
Loại rắn này khi trưởng thành có thể dài hơn nửa mét và nọc độc mạnh hơn 5 lần so với nọc rắn trong đất liền, do chúng chỉ ăn chim thay vì ăn động vật có vú.
Ilha da Queimada Grande có vị trí cách bờ biển Brazil 35 km, trông như một thiên đường thật sự. Nếu bạn định đến đây, có khả năng bạn sẽ trả giá cho chuyến du lịch đến hòn đảo này bằng cả mạng sống của mình, vì ở đây có rất nhiều rắn độc.
Đó là lý do tại sao các nhà chức trách Brazil cấm bất cứ ai đến thăm Ilha da Queimada Grande, nơi đây được gọi là đảo rắn.
Nguyên nhân của lệnh cấm du lịch: Khu vực này có nhiều loài rắn độc.
3. Đảo Bắc Sentinel
Hòn đảo này nằm về phía tây ngoài khơi mũi phía nam của quần đảo Andaman Lớn. Nó thuộc quản lý của Cộng hòa Ấn Độ trong một vùng lãnh thổ Liên bang tên là "Quần đảo Andaman và Nicobar".
Một trong những khu vực của vùng Andaman là Vịnh Bengal, nơi trú ẩn của một bộ lạc thuộc thổ dân Sentinelese, họ tránh tiếp xúc với nền văn minh và quyết liệt chống lại bất cứ sự xâm nhập nào.
Người Sentinel được ghi nhận là cộng đồng chống lại mọi nỗ lực liên lạc với bên ngoài. Họ duy trì một xã hội săn bắt hái lượm, có nguồn sống nhờ việc săn bắt, câu cá, và thu thập động thực vật hoang dã. Không có bằng chứng về các hoạt động nông nghiệp của họ.
Ngôn ngữ của họ, tiếng Sentinel, hiện không được phân loại, và không có điểm chung có thể hiểu nhau với tiếng Jarawa của các láng giềng gần nhất của họ.
Người Sentinel là một trong các thành phần được bảo vệ ở Cộng hòa Ấn Độ theo điều gọi là "Scheduled Castes and Scheduled Tribes".
Theo lời các nhà khoa học, thổ dân này đã sống 60.000 năm trong sự cô lập với nền văn minh của loài người. Những người này ra sức bảo vệ lãnh thổ của họ:
Ví dụ như vào năm 2004 họ đã bắn vào một máy bay trực thăng của chính phủ Ấn Độ bằng các mũi tên khi máy bay bay qua đảo sau một đợt sóng thần để tìm kiếm các địa phương cần sự giúp đỡ.
Nạn nhân gần đây nhất của họ là một số ngư dân, sau đó, các nhà chức trách tại Ấn Độ đã kêu gọi người dân tránh xa những người Sentinelese và vùng lãnh thổ của họ.
Nguyên nhân cấm du lịch là vì sự tấn công của thổ dân.
4. Lăng mộ cho giới thượng lưu ở Ise, Nhật Bản
Tại Nhật Bản, khu lăng mộ quan trọng nhất đất nước này chính là khu lăng mộ ở Ise Jingu. Ngôi đền chính được bao quanh bởi một hàng rào gỗ khá cao, chỉ có những linh mục cao cấp và các thành viên của gia đình hoàng tộc mới được phép vào bên trong ngôi đền này.
Từ năm 1945 việc đến thăm khu vực Ise lại càng khó khăn hơn, khu vực này bị cách ly với thế giới bên ngoài bởi sông Miyagawa, con sông này tượng trưng cho ranh giới giữa vùng đất người thường và vùng đất thiêng.
Các nhà sư bị nghiêm cấm không được qua sông. Người ta tin rằng nếu để người thường qua sông và đến khu vực này, sự thiêng liêng của ngôi đền sẽ bị xâm phạm và sẽ gây ra rắc rối cho toàn Nhật Bản.
Nguyên do cấm du lịch: Đây là khu vực chỉ dành cho giới thượng lưu.
5. Đảo Gruinard
Vào năm 1942, chính phủ Anh đã mua đảo Gruinard của Scottland để thử nghiệm vũ khí sinh học – đặc biệt là bệnh than.
Trong lúc thí nghiệm, người ta phát hiện ra rằng bệnh than đã gây ô nhiễm cả khu vực trong một thời gian dài, là nguyên nhân gây ra cái chết của hầu hết người dân ở đảo này, có đến 95% trường hợp bị nhiễm bệnh than mà chết.
Đến 1980, hòn đảo đã trở thành một trong những nơi chết chóc nhất trên hành tinh. Cuối cùng vào năm 1986 các nhà khoa học bắt đầu “làm sạch” hòn đảo đáng lo ngại này, và nó đã được tuyên bố an toàn vào năm 1990.
Tuy nhiên, không ai dám định cư ở đó. Các chuyên gia cảnh báo rằng, các bào tử bệnh than vẫn còn lẫn trong đất của hòn đảo, điều này có nghĩa là khu vực này không phù hợp với việc sinh sống đến hàng trăm năm tiếp theo.
Nguyên nhân lệnh cấm du lịch: Là nơi thử nghiệm vũ khí sinh học.
6. Hang Lascaux, Pháp
Lascaux là hệ thống hang động phía Tây Nam nước Pháp, nổi tiếng với những hiện vật, cổ vật, hình vẽ khắc trên đá có niên đại từ thời kỳ cổ đại.
Khu hang động kỳ thú này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tuy nhiên, từ năm 2008, Lascaux hoàn toàn đóng cửa để bảo tồn vì di sản này đang bị các loại nấm làm cho hư hại.
Nguyên nhân lệnh cấm du lịch: Đóng cửa để bảo tồn vì di sản.
7. Đảo Poveglia, Ý
Poveglia nằm ở phía Bắc nước Ý và từng là nơi cách ly những người bị dịch hạch vào thế kỷ 14 và 17. Hòn đảo được coi là một trong những nơi ám ảnh nhất thế giới với những bóng ma của nạn nhân dịch hạch, chiến tranh khiến chẳng du khách nào dám đặt chân đến đây.
Nguyên nhân lệnh cấm du lịch: Là nơi thử nghiệm vũ khí sinh học.
8. Kho lưu trữ mật ở Vatican
Nơi đây lưu trữ tất cả những tài liệu của Vatican từ thời Trung cổ cho đến nay. Kho lưu trữ này thuộc sở hữu riêng của Giáo hoàng và chỉ một số đối tượng đặc biệt mới được tiếp cận.
Nguyên nhân lệnh cấm du lịch: Đây là khu vực sở hữu riêng của Giáo hoàng
9. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Trung Quốc
Khu lăng mộ nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Đây là nơi chôn cất Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa.
Khu lăng mộ được phát hiện lần đầu tiên năm 1974 và các nhà khoa học đã tìm thấy khoảng 2.000 chiến binh đất nung độc đáo.
Theo ước tính, có khoảng 6.000 đến 8.000 chiến binh đất nung được chôn cùng với Tần Thủy Hoàng. Đến nay, lăng mộ vẫn chưa được khai quật hết và du khách chỉ có thể ngắm nhìn khu lăng mộ qua những bức ảnh.
Nguyên nhân lệnh cấm du lịch: Chưa được khai quật và nghiên cứu
10. Trung tâm lưu trữ hạt giống toàn cầu, Na Uy
Trung tâm có tên gọi Svalbard Global Seed Vault, được mở cửa vào tháng 2/2008 với mục đích lưu trữ hạt giống cho toàn thế giới nhằm cứu nhân loại khỏi nguy cơ thiếu lương thực và bảo tồn những giống cây quý hiếm.
Trung tâm rộng hơn 11.000m2, được bảo vệ bởi hệ thống an ninh hiện đại và chỉ một số nhân viên mới được phép vào.
Nguyên nhân lệnh cấm du lịch: Bảo vệ an toàn nơi lưu trữ hạt giống toàn câug
Theo Bright Side