Đi đường trường bằng xe nhỏ có an toàn hay không?
Điều này phụ thuộc chính vào sự cẩn trọng của người lái cùng việc chấp hành luật giao thông cũng như các điều kiện đường xá. Tất nhiên là đi xe "chấm nhỏ" thì cần phải cẩn trọng hơn nhiều so với các mẫu xe hơi khác nhất là lúc vượt xe hay leo dốc.
Đặc biệt, vì xe có kích thước nhỏ, không gian trong xe vừa đủ sử dụng nên khi đi đường xa, người ngồi trong xe sẽ nhanh mệt hơn. Vì thế khi đi đường xe cần có kế hoạch ăn ngủ nghỉ giữa các quãng đường hợp lý giúp lái xe an toàn hơn.
Nên hạn chế đi đường trường vào buổi tối vì các nguy hiểm rình rập nhiều hơn, người lái khó xử lý kịp, hệ thống đèn xe với khoảng cách chiếu sáng còn hạn chế.
Bản chất của xe là được thiết kế dành cho thành thị với việc di chuyển các quãng đường ngắn, vì thế nếu sử dụng xe thường xuyên cho những chuyến đi xa sẽ khiến xe bị xuống cấp nhanh chóng. Nếu không có việc gì cần thiết thì nên hạn chế việc đi đường trường bằng xe nhỏ.
Dưới đây là những kinh nghiệm lái xe đường trường bạn cần biết:
Kinh nghiệm lái xe đường trường
Kiểm tra xe trước khi lái xe ô tô đường trường
Luôn kiểm tra bánh lốp trước khi lên đường. Phải đảm bảo lốp xe đủ áp suất hơi tiêu chuẩn. Áp suất thích hợp cho lốp xe được quy định bởi nhà sản xuất, dễ nhìn thấy trên cạnh cửa, hộc cửa, cốp xe, hay trên nắp xăng.
Cần kiểm tra áp suất lốp xe tối thiểu một tháng một lần. Đồng thời cũng kiểm tra độ sâu gai của mặt lốp xe. Độ sâu gai mặt lốp đúng giúp ngăn ngừa trượt và hiện tượng chêm nước (aquaplaning).
Hướng dẫn vượt xe khác khi lái xe ô tô đường trường
Bạn phải nắm thật kỹ lý thuyết cũng như luật giao thông đường bộ. Cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo xe, nắm vững các tính năng của đèn báo trên bảng táp lô, biết rõ các ký hiệu, vị trí thay dầu, thay nước làm mát, nước rửa kính, vệ sinh lọc gió, kiễm tra áp suất lốp, cách thay lốp và một số nguyên lý cấu tạo xe.
Nếu bạn chưa vững tay lái mà “ép đường” cho xe khác vượt lên thì rất khó để trở lại làn đường cũ. Muốn vượt, cứ để họ lấn đường mà tiến. Ngược lại, bạn cũng không nên vượt xe khác, bạn phải giữ tốc độ ổn định. Nếu bắt buộc phải vượt thì đủ điều kiện mới vượt và nên vượt bên trái.
Trước khi vượt, phải nhớ bật đèn xi-nhan, nhấn còi, để số hợp lý và khi vượt phải dứt khoát, vượt xong phải xin đường trở về làn đường của mình. Lái xe trong điều kiện này, phải quan sát kỹ trước và sau hai bên xe để có cảm giác lái tốt và an toàn hơn.
Không nên đánh vô lăng quá mạnh khi lái xe ô tô
Khi lái xe ô tô trên đường đông, không nên đánh vô lăng quá mạnh, tránh thắng gấp vì có nguy cơ bị “thúc đít” từ những xe sau.
Một kinh nghiệm lái xe ô tô đường trường nữa đối với những người mới biết lái xe là muốn nghe nhạc thì nên mở nhạc với âm lượng nhỏ để không bị phân tâm khi lái xe trên đường trường. Cũng không nên dùng điện thoại khi lái xe. Nếu có những việc cần phải liên lạc gấp qua điện thoại, nên để chế độ rảnh tay và qua bluetooth.
Khi qua các ngã ba, ngã tư nên chú ý đọc biển báo để không vi phạm Luật giao thông đường bộ. Tuyệt đối không chạy theo xe buýt vì có những lối rẽ chỉ dành cho xe buýt, xe con không được lưu thông.
Học cách để trở thành người lái đêm vững vàng
Lái xe ô tô ban đêm có thể là một trải nghiệm thú vị nếu bạn chịu khó chú ý cảnh giác đặc biệt đến sự suy giảm tầm nhìn trong đêm.
Vài điểm thiết yếu bạn cần lưu ý:
- Bật đèn trước và sau của xe trong suốt thời gian từ khi trời bắt đầu tối cho đến lúc bình minh.
- Bật đèn cốt phía trước ngay khi có xe chạy ngược chiều tới gần bạn trong phạm vi 200 mét hoặc bạn đang chạy sau một xe khác.
- Nếu xe bạn bị hỏng giữa đường ban đêm, phải sử dụng các phương pháp cảnh báo để các tài xế khác có thể kịp thời thấy xe của bạn từ xa.
- Bật đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc, nếu được, bạn nên đưa xe ra khỏi lòng đường.
- Tránh phải dừng xe khi mới vừa qua đèo dốc hay đoạn đường cong, vì xe chạy sau có thể không kịp nhìn thấy bạn.
- Phải lưu ý các kính phản chiếu và các dấu hiệu hướng dẫn rất hữu ích dọc đường để giúp bạn giữ xe an toàn trên đường đêm.