Vậy làm thế nào để kiểm tra chất lượng không khí?
Hiện nay tại Hà Nội có một số địa điểm được lắp thiết bị quan trắc chất lượng không khí như tại Đại sứ quán Hoa Kỳ đã lắp đặt một thiết bị quan trắc chất lượng không khí để đo các phần tử trong không khí kích cỡ 2,5 PM - một chỉ số về chất lượng không khí - tại toà nhà của Đại sứ quán ở 7 Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội.
Tuy nhiên, các cơ quan này cũng lưu ý mọi người rằng việc phân tích số liệu trên toàn thành phố không thể được thực hiện dựa trên số liệu từ một thiết bị quan trắc duy nhất.
Số liệu này cung cấp về chỉ số chất lượng không khí chính xác tại khu vực gần Đại sứ quán. Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam cũng cung cấp các số liệu về chất lượng không khí tại Hà Nội.
Để cập nhật về thông tin chỉ số chất lượng không khí, độc giả có thể xem thông tin tại trang website của Trung tâm Quan trắc môi trường: http://www.cem.gov.vn hoặc tại Air Now: https://airnow.gov/index.cfm?action=airnow.global_summary#Vietnam$Hanoi.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã đưa ra công thức để chuyển các số đo PM 2.5 thành chỉ số chất lượng không khí để giúp người đọc có thể đưa ra những quyết định liên quan tới sức khoẻ.
Ý nghĩa của các giá trị AQI được diễn giải trong bảng dưới đây. Để biết thêm thông tin về AQI và cách tính toán
Theo đó, chỉ số AQI từ 101đến 200 là chất lượng không khí kém, không tốt cho sức khỏe đối với các nhóm nhạy cảm như bệnh nhân về hô hấp, tim mạch.
Chỉ số AQI từ 201-300 tương đương mức xấu, những người mắc bệnh về tim, hô hấp nên ở trong nhà, những người khỏe mạnh cũng nên tránh ra ngoài.
AQI hơn 300 thì chất lượng ở mức nguy hại. Ở mức này, mọi người được khuyến cáo nên ở trong nhà.