Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất TP. HCM và Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

8h10 tại Hà Nội: Đoàn Chính phủ Campuchia do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Samdech Tea Banh dẫn đầu vào viếng.

 Đoàn Chính phủ Campuchia. Ảnh: Lê Bảo

Đoàn Chính phủ Campuchia. Ảnh: Lê Bảo

8h tại TP.HCM: Nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo viếng nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh

Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo viếng Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh tại Hội trường Thống Nhất (Q.1, TP.HCM). Ảnh: Thanh niên
Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo viếng Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh tại Hội trường Thống Nhất (Q.1, TP.HCM). Ảnh: Thanh niên
Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân thắp hương cho Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Thanh niên
Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân thắp hương cho Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Thanh niên

 

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh ở Hội trường Thống Nhất (Q.1, TP.HCM). Ảnh: Thanh niên
Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh ở Hội trường Thống Nhất (Q.1, TP.HCM). Ảnh: Thanh niên
 Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân viết vào sổ tang. Ảnh: VNE

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân viết vào sổ tang. Ảnh: VNE

8h: Cùng lúc, tại Thừa Thiên - Huế: Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh đồng thời được tổ chức tại nhà thờ họ tộc.

 Đoàn lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: VNE

Đoàn lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: VNE

 Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế viết sổ tang. Ảnh:VNE

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế viết sổ tang. Ảnh:VNE 

 Gia tộc họ Lê tại Phú Lộc viếng nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Thanh niên

Gia tộc họ Lê tại Phú Lộc viếng nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Thanh niên

Tại Thừa Thiên - Huế, lễ viếng cũng nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh cũng được bắt đầu từ lúc 7 giờ tại Hội trường trụ sở HĐND và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế (16 Lê Lợi, TP Huế). Ngoài ra, lễ viếng cũng được tổ chức tại nhà thờ họ tộc ở xã Lộc An, H.Phú Lộc.

7h45: Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu đoàn Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng vào viếng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Tất cả thành viên trong đoàn đã đứng nghiêm, giơ tay chào Đại tướng Lê Đức Anh trong tiếng nhạc Hồn tử sỹ.

Đoàn Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng tại lễ viếng. Ảnh: VNE
Đoàn Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng tại lễ viếng. Ảnh: VNE
 
Đoàn Chính phủ Nhật Bản do Bộ trưởng Quốc phòng Takeshi lwaya dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

 

 Bộ trưởng Quốc phòng Takeshi lwaya dẫn đầu đoàn Chính phủ Nhật Bản tại lễ viếng. Ảnh: Lê Bảo

Bộ trưởng Quốc phòng Takeshi lwaya dẫn đầu đoàn Chính phủ Nhật Bản tại lễ viếng. Ảnh: Lê Bảo

Cô trò trường Trung học cơ sở Lương Yên - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội vào viếng Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Lê Bảo
Cô trò trường Trung học cơ sở Lương Yên - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội vào viếng Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Lê Bảo
 

7h30: Tiếp sau đó là các đoàn lãnh đạo của Bộ, Ban, Ngành đến viếng nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh.

 
 
Ảnh: Lê Bảo
Ảnh: Lê Bảo
 

7h10: Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng đoàn vào viếng Đại tướng Lê Đức Anh. Trong đoàn có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh; các vị nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết, Trần Đức Lương; nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An...

 
 
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ viếng. Ảnh: VNE

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ viếng. Ảnh: VNE

Sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thắp hương trước linh cữu, Đoàn dành một phút mặc niệm trong tiếng nhạc Hồn tử sĩ và bước chậm rãi vòng quanh linh cữu tiễn biệt Đai tướng Lê Đức Anh. Nhiều người tay chắp trước ngực, đầu cúi thấp khi bước đến bên linh cữu cố Chủ tịch nước. Bộ trưởng Công an Tô Lâm giơ tay chào nghiêm trang, hướng lên phía di ảnh.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại lễ viếng. Ảnh: VNE
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại lễ viếng. Ảnh: VNE

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dừng lại nắm tay chia sẻ nỗi đau mất mát với nhiều người trong gia quyến Đại tướng Lê Đức Anh trước khi ngồi vào bàn ghi sổ tang.

 

Tiếp theo đoàn Chính phủ, Đoàn Chủ tịch nước do Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh làm trưởng đoàn vào viếng Đại tướng Lê Đức Anh.

7h: Tại dinh Thống Nhất, các lãnh đạo đã bắt đầu lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, dẫn đầu là Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân.

Lãnh đạo Thành ủy, UBND, HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM do Bí thư Thành ủy TP HCM theo dõi lễ viếng linh cữu nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh qua màn hình.

Về phía Trung ương, có Chánh văn phòng Trung ương Đảng Võ Văn Nên, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến... cùng tham gia đoàn viếng.

 

6h45: Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết lễ viếng đại tướng Lê Đức Anh được tổ chức tại nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội). Để đảm bảo thời gian đưa linh cữu cố Chủ tịch nước vào TP.HCM và thể theo nguyện vọng của gia đình, Trưởng ban tổ chức lễ tang thông báo, lễ truy điệu cố Chủ tịch nước sẽ được tổ chức vào hồi 10h45 cùng ngày thay vì vào 11h như đã thông báo trước đây. Lễ an tang vào hồi 17h cùng ngày tại nghĩa trang TP.HCM.

Cùng thời gian này tại Hội trường Thống Nhất TP.HCM và hội trường UBND Thừa Thiên - Huế cũng tổ chức lễ viếng đại tướng Lê Đức Anh.

 
 
 Phía ngoài Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội (ảnh: Lê Bảo)

Phía ngoài Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội (ảnh: Lê Bảo)

6h30: Tại Hà Nội, từ 6h sáng, lực lượng cảnh sát giao thông, dân phòng đã có mặt tại các tuyến phố hướng về khu vực Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông để phục vụ tang lễ Đại tướng Lê Đức Anh. Dù Hà Nội có mưa nhưng rất đông thanh niên tình nguyện cũng đến hỗ trợ người đến viếng.

 
 
 Lực lượng chức năng đã thắt chặt an ninh tại khu vực Nhà tang lễ quốc gia để phục vụ lễ tang. Ảnh: Cao Tuân

Lực lượng chức năng đã thắt chặt an ninh tại khu vực Nhà tang lễ quốc gia để phục vụ lễ tang. Ảnh: Cao Tuân

5h30: Các chiến sĩ tiêu binh Đoàn 275, Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện nghi lễ treo băng tang lên lá Quốc kỳ tại quảng trường Ba Đình, trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Lễ thượng cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh chính thức được diễn ra.

Nghi lễ treo băng tang được tiến hành cùng với nghi thức chào cờ thường ngày vẫn diễn ra trên quảng trường Ba Đình. Trên cờ rủ có buộc dải băng đen, chiều rộng bằng 1/10 lá cờ, chiều dài bằng một nửa lá cờ. Lá cờ rủ được treo lên đến điểm 2/3 cột cờ thay vì treo cao như ngày thường. Lễ thượng cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, đại tướng kết thúc vào 6 giờ 5 sáng cùng ngày.

 Lễ thượng cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Trần Cường

Lễ thượng cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Trần Cường

Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh qua đời lúc 20h10 ngày 22/4 tại nhà số 5A, Hoàng Diệu, Hà Nội.

 Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Ngọc Thắng

Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: Ngọc Thắng

Ngày 27/4, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát thông cáo đặc biệt về sự ra đi của Đại tướng Lê Đức Anh - nguyên Chủ tịch nước.

Theo đó, tang lễ Đại tướng Lê Đức Anh sẽ diễn ra với nghi thức Quốc tang. Danh sách Ban lễ tang gồm 39 người, do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban.

Lễ viếng Đại tướng Lê Đức Anh bắt đầu từ 7h đến 11h, lễ truy điệu từ 11h ngày 3/5, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; lễ an táng từ 17h cùng ngày tại nghĩa trang TP HCM. Cũng thời gian này, tại hội trường Thống Nhất TP HCM và hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu Đại tướng Lê Đức Anh.

Trong hai ngày Quốc tang (3 và 4/5), các công sở, nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các đoàn viếng tang ở Hà Nội và TP HCM chỉ mang băng tang, không mang vòng hoa. Bộ cũng đề nghị hoãn tổ chức sự kiện chào mừng, chương trình nghệ thuật, thi đấu thể thao, vui chơi giải trí trong những ngày quốc tang.

Ông Lê Mạnh Hà - con trai Đại tướng Lê Đức Anh cho biết, nguyện vọng của gia đình là được tổ chức Quốc tang giản dị, thời gian tổ chức tang lễ giảm một ngày. Như vậy Quốc tang kéo dài hai ngày song lễ tang chỉ diễn ra trong một ngày. Gia đình cũng mong muốn các hoạt động khác trong xã hội diễn ra bình thường, không bị đình trệ.

Đồng thời, gia đình đề nghị chuyển linh cữu vào an táng tại TP HCM bằng máy bay hành khách, không phải chuyên cơ; thành viên trong gia đình mua vé máy bay như các hành khách khác đi cùng chuyến bay.

Sinh năm 1920, tại xã Lộc An (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế), Đại tướng Lê Đức Anh là một trong số ít người có sự nghiệp gắn liền với nhiều thời kỳ cách mạng.

Ông vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1938, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới Phía Bắc.

Năm 1981-1986, ông làm Thứ trưởng Quốc phòng, kiêm tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia; được Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 5 bầu vào Bộ Chính trị (năm 1982); được thăng quân hàm Đại tướng năm 1984; giữ chức Tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1986.

Tháng 2/1987, ông làm Bộ trưởng Quốc phòng. Năm 1992, ông được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước. Từ năm 1997, ông là cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng đến khi nghỉ hưu năm 2001.

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh được khen thưởng: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhì, Huân chương Chiến thắng hạng nhất và nhiều huân chương của Liên Xô (cũ), Cu Ba, Campuchia, Lào. Ông là đại biểu Quốc hội khóa: VI, VII, VIII và IX; Ủy viên Trung ương Đảng từ khóa IV đến VIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa: V, VI, VII và VIII.

Nhóm phóng viên

Theo Giadinh.net.vn