Các nhà nghiên cứu cho biết, chiếc khăn tắm của bạn rất bẩn, bẩn hơn những gì bạn có thể tưởng tượng. Nó là nơi trú ngụ và sinh sản của vi khuẩn và nấm, chứa đầy tế bào da chết, nước bọt, chất thải từ hậu môn và đường tiểu tiện.
Bất kể một vi khuẩn nào trong nhà vệ sinh thậm chí bồn cầu cũng có thể bị khuyếch tán và bám vào chiếc khăn tắm của bạn.
Một số vi sinh vật đến từ chính cơ thể bạn khi sử dụng khăn tắm. Trên đó, chúng sẽ nhân lên nhanh chóng, nhất là trong điều kiện khòng tắm ẩm ướt.
Các vi khuẩn trên khăn sẽ nhân lên ngày qua ngày và tiếp tục được bạn lau lên da. Dù cơ thể bạn không có nấm, trên khăn vẫn có thể tích trữ nấm từ môi trường và lây lan lên da bạn.
Điều xấu nhất có thể xảy ra là viêm nhiễm qua da cũng có thể khiến bạn phải nhập viện. Dù bạn đã tắm sạch, lau khô người bằng khăn sẽ chuyển vi khuẩn trên da bạn lên khăn.
Lúc bình thường, những vi khuẩn này không có mấy tác hại. Nhưng nếu bạn có mang vi khuẩn như MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin, có trên 10% người khỏe mạnh bình thường), và bạn có chỗ da bị khô nẻ hoặc có vết thương, bạn có thể sẽ bị nhiễm trùng.
Trường hợp nếu vi khuẩn này xâm nhập vào máu, nó có thể gây những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt mưng mủ.
Bạn có thể giặt khăn tắm bằng máy giặt bình thường, nhưng không cần xà phòng mà chỉ cần một chén giấm. Sau đó, giặt sạch lại bằng chất tẩy rửa thông thường. Đặc biệt, cần giặt khăn tắm sau ba lần sử dụng.
Đặc biệt, nếu bạn đang bị bệnh, cần phải khử trùng khăn với thuốc tẩy chứa clo (cho khăn trắng) hoặc chất khử trùng như Lysol có chứa phenol (cho khăn màu).
Khăn bị hôi nhớt hay khô cứng là biểu hiện cho bạn biết rằng đã đến lúc phải thay khăn. Thời gian sử dụng khăn hợp lý là từ 3 – 4 tháng. Tránh nên để khi khăn đã hỏng mới thay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Không chỉ có khăn tắm hay khăn mặt mà bất kì đồ dùng nào cũng cần phải lưu ý thời gian sử dụng. Khi sử dụng bạn nên lưu ý điều này để chăm sóc cho bản thân cũng như cả gia đình tốt nhất.