Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng ký văn bản gửi Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường TP yêu cầu đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên địa bàn TP.HCM.
Sau khi tiếp nhận công văn của Bộ Công Thương về việc bảo đảm nguồn cung xăng dầu tại địa phương, UBND TP HCM đề nghị Sở Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh; duy trì hoạt động bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của doanh nghiệp.
“Yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu trên địa bàn chia sẻ nguồn cung, lợi nhuận trong hệ thống phân phối cho các đại lý và cửa hàng bán lẻ một cách hợp lý.
Các doanh nghiệp bán lẻ, đại lý và cửa hàng kinh doanh xăng dầu chia sẻ với những khó khăn của các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu trong thời gian qua”, văn bản nêu rõ.
Ngoài ra, UBND TP HCM giao Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường giám sát việc bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn, bảo đảm việc bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không bị gián đoạn.
Yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn cam kết thực hiện nghiêm các quy định về kinh doanh xăng dầu; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, chủ động báo cáo đề xuất UBND TP khi có tình huống phát sinh.
Theo ghi nhận của phóng viên, trong buổi sáng ngày 12/10, nhiều cây xăng trên địa bàn TP đã thông thoáng hơn và người dân có thể mua xăng mà không giới hạng số lượng.
Chiều 12/10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, trọng tâm là cung cấp thông tin về vấn đề xăng dầu. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh hàng loạt cửa hàng xăng dầu tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam khan hiếm nguồn cung, buộc phải tạm ngừng kinh doanh.
Theo đó, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước cho biết, thời gian qua có hiện tượng một số doanh nghiệp xin đóng cửa tạm ngừng kinh doanh tập trung tại khu vực phía Nam.
Nguyên nhân do từ đầu năm 2022 đến nay thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, nguồn cung không ổn định, giá cả biến động lớn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong quý II, do lo ngại nguồn cung thiếu hụt từ Nghi Sơn, doanh nghiệp đầu mối đẩy mạnh nhập khẩu giữa bối cảnh giá cả thế giới tăng cao, từ đó dẫn đến tình trạng thua lỗ.
Trong quý III, việc giá xăng dầu thế giới quay đầu giảm mạnh khiến giá bán lẻ trong nước cũng đảo chiều, đẩy doanh nghiệp thua lỗ lớn buộc phải thu hẹp hoạt động kinh doanh, nhập khẩu cầm chừng. Tình trạng một số doanh nghiệp bị tước giấy phép tạm thời hay không thực hiện được thông quan do chưa kết nối phần mềm kiểm tra điện tử cũng là yếu tố tác động đến thị trường trong nước.
Tính đến tối 11/10, Cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết có 137/550 cửa hàng tạm hết xăng dầu chủ yếu ở huyện Hóc Môn có 18 cửa hàng; huyện Củ Chi và quận Bình Tân có 16 cửa hàng; TP Thủ Đức có 15 cửa hàng; quận 12, Bình Thạnh có 10 cửa hàng...
Tính đến tối 11/10, Cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết có 137/550 cửa hàng tạm hết xăng dầu chủ yếu ở huyện Hóc Môn có 18 cửa hàng; huyện Củ Chi và quận Bình Tân có 16 cửa hàng; TP Thủ Đức có 15 cửa hàng; quận 12, Bình Thạnh có 10 cửa hàng...
Việc kinh doanh thua lỗ từ tất cả các khâu từ đầu mối, phân phối cho đến đại lý buộc doanh nghiệp phải giảm chiết khấu để hạn chế hoạt động lấy hàng của đại lý bán lẻ, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh thua lỗ và cắt giảm sản lượng kinh doanh.
Tính đến tối 11/10, Cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết có 137/550 cửa hàng tạm hết xăng dầu chủ yếu ở huyện Hóc Môn có 18 cửa hàng; huyện Củ Chi và quận Bình Tân có 16 cửa hàng; TP Thủ Đức có 15 cửa hàng; quận 12, Bình Thạnh có 10 cửa hàng...
Từ 15h ngày 11/10, cơ quan điều hành quyết định tăng thêm 560 đồng trên mỗi lít xăng E5 RON 92, RON 95. Sau khi tăng, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 21.290 đồng/lít và xăng RON 95 là 22.000 đồng/lít.
Nguồn: https://baodansinh.vn/nhieu-cay-xang-tren-dia-ban-tphcm-da-thong-thoang-tro-lai-20221012153809.htm