Phanh đĩa rất dễ bị quá nhiệt vì hay bám bụi bẩn.

Phanh đĩa là bộ phận có tiết diện tiếp xúc với không khí lớn, có hình tròn. Phanh đĩa có điểm yếu lại rất dễ bám chất bẩn, tản nhiệt kém khiến xảy ra việc quá nhiệt và sẽ xảy ra bị bó cứng, cháy má phanh, hỏng heo dầu.

Chính vì vậy, các lỗ nhỏ được đục thêm trên phanh giúp diện tiếp xúc của má phanh và mặt đĩa giúp chất bẩn sẽ đỡ bám hơn cũng như tản nhiệt tốt hơn. Không chỉ vậy, các lỗ nhỏ này sẽ giúp 2 má phanh của xe được cân bằng áp suất và tăng độ bám, dẫn đến việc xe sẽ được giảm tốc độ tốt hơn.

Phanh đĩa hiện nay được làm từ nhiều công nghệ vật liệu khác nhau, mục đích là để giúp xe có độ bền tốt hơn cũng như tăng cường khả năng tản nhiệt khi vận hành.

Các lỗ nhỏ này cũng làm phân tán đều nhiệt độ của cả đĩa phanh và lực phanh, giảm nhiệt độ hiệu quả và giảm thiểu khả năng đĩa phanh bị nứt. Thậm chí thiết kế của các lỗ đục này còn có hình dạng răng cưa, hình lượn sóng nhằm giúp tăng diện tích tiếp xúc với không khí hiệu quả hơn.

Công nghệ phanh xe hiện nay đang rất phát triển, có nhiều công nghệ vật liệu mới, các dòng phanh thế hệ mới được chế tạo bằng hợp kim gốm ceramic hoặc công nghệ carbon, các công nghệ mới này giúp phanh đĩa cứng và bền bỉ hơn cũng như tản nhiệt sẽ tốt hơn.

Theo Công luận