Tuy nhiên hiện tượng này thay đổi theo địa bàn và giới tính.
Theo đó, phần lớn người cao tuổi Việt Nam vẫn làm việc sau khi đã vượt tuổi được coi là “tuổi lao động” trên thế giới (15-64).
Bên cạnh đó, khác biệt giữa các nhóm cao tuổi cũng rất dễ thấy. Tại vùng nông thôn, cả hai giới đều có số năm làm việc cao hơn đáng kể so với khu vực thành thị.
Hệ quả của hiện tượng này chính là lực lượng lao động tay nghề cao lại thoái lui sớm hơn và đây chính là một mối quan ngại khi Việt Nam đang phấn đấu tăng năng suất lao động.
Tại cả khu vực nông thôn và thành phố tỉ lệ tham gia lao động của nam giới hiện đang cao hơn một chút so với nữ giới. Nhưng sự khác biệt này tại vùng nông thôn không thể hiện rõ nét như tại khu vực Nam Á, hoặc các nước trong khu vực như Philippines, Indonesia hay Hàn Quốc.
Theo con số thống kê thì 70% nam giới 65 tuổi trở lên vẫn còn làm việc, chủ yếu trong nông nghiệp, trong khi tỉ lệ này trong nhóm nữ tại khu vực đô thị chưa đến 1/3.
Nổi bật hơn nữa là 40% nam giới 75 tuổi tại khu vực nông thôn vẫn còn làm việc.
Qua đó mà World Bank đã có một kết luận hài hước rằng có khá nhiều người cao tuổi vẫn “làm việc cho tới chết”.
Tỉ lệ nghèo thể hiện rõ theo độ tuổi tại khu vực nông thôn, nhưng tại đô thị tỉ lệ nghèo thấp hơn và phân phối khá đồng đều theo lứa tuổi.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỉ lệ nghèo cá nhân và tỉ lệ nghèo chủ hộ gia đình theo lứa tuổi. Theo cả hai thông số, biểu đồ đều có dạng chữ U theo lứa tuổi tại khu vực nông thôn, theo đó tỉ lệ nghèo cao nhất trong nhóm trẻ em và dưới 40 tuổi, sau đó giảm và lại tăng trở lại khi về già, nhất là sau 80 tuổi.
Ngoài ra, kết quả Điều tra Người cao tuổi Việt Nam (VAS) 2011 cho thấy: Khoảng 18% người cao tuổi tại khu vực đô thị và 30% tại nông thôn cho rằng thu nhập của họ không, hoặc hiếm khi, đáp ứng đủ nhu cầu.
1/3 người cao tuổi tại thành phố và 38% tại nông thôn cho biết thu nhập của họ thỉnh thoảng không đáp ứng đủ nhu cầu.
Và khoảng 90% người cao tuổi không có tiền tiết kiệm. Nhiều người trong số họ bị nợ nần chủ yếu liên quan đến việc đầu tự kinh doanh, mua nhà ở, chi y tế và chi dùng hàng ngày.
Tuy vẫn còn nhiều người cao tuổi sống cùng con cái nhưng tỉ lệ này đang giảm và mức độ tại thành phố và nông thôn cũng khác nhau.
Xu thế chung trên thế giới là khi thu nhập tăng, tỉ lệ sống chung với con cái giảm xuống.
Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khi tỉ lệ những người 60 tuổi trở lên sống cùng con cái giảm từ 80% (1993) xuống còn 50% đối với nhóm 55-70 tuổi tại vùng nông thôn và 60-70% đối với cùng nhóm tuổi tại đô thị.6
Tỉ lệ người cao tuổi sống cùng con cái tại vùng nông thôn giảm có thể là do tỉ lệ di cư tăng, và do chi phí nhà ở tại địa bàn đô thị cao.
Tình trạng di cư cũng làm cho hiện tượng người cao tuổi sống cùng “thế hệ cách quãng” trong cùng một mái nhà, tức là sống cùng các cháu, thay vì sống cùng các con, tăng lên 7% so với tổng số các hộ có người cao tuổi trong năm 2010-2011.