Thịt gà là loại thịt được coi là bổ dưỡng, hàm lượng chất béo thấp nên là món ăn rất được ưa chuộng, đặc biệt dành cho trẻ nhỏ và người bệnh. 

Người Việt thường tận dụng tất cả các bộ phận của con gà để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Thế nhưng theo nhiều kết quả nghiên cứu thì không phải bộ phận nào của con gà cũng nên ăn. 

Khi ăn thịt gà, chúng ta nên vứt bỏ những bộ phận sau để đảm bảo sức khỏe. 

1. Cổ gà 

Cổ gà chứa nhiều độc tố.

Cổ gà chứa nhiều độc tố.

Lượng hạch bạch huyết tập trung ở khu vực cổ gà là vô cùng lớn. Hạch bạch huyết là nơi tập trung nhiều độc tố do đó nếu ăn cổ gà chính là bạn đang nạp chất độc vào người.

2. Cánh gà

Cánh gà tập trung chủ yếu là da và phần mỡ dư thừa tích tụ ở đây là khá lớn. Ăn cánh gà đồng nghĩa với việc bạn nạp một lượng lớn chất béo vào cơ thể.  

Cánh gà chứa nhiều chất béo

Cánh gà chứa nhiều chất béo.

3. Phao câu

Đây là phần sau cùng của thân gà (kể cả vịt, ngan, ngỗng cũng như một số loài chim), tích tụ nhiều mỡ nhất trong cơ thể con vật.

Phao câu còn có một nốt nhỏ nhú lên, là nơi gà thường dùng mỏ lấy chất dịch béo ở đây để trau chuốt bộ lông bóng mượt, tăng thêm vẻ đẹp lại có tác dụng bảo vệ cơ thể không bị thấm nước khi gặp sương, mưa.

Nhiều người rất thích bộ phận này của gà. Vì cho rằng nó rất béo, bổ lại có mùi hương đặc trưng. Có người còn cho rằng ăn phao câu gà giúp chị em có làn da đẹp, mịn màng.

Phao câu là bộ phận độc nhất của gà.

Phao câu là bộ phận độc nhất của gà.

Tuy nhiên, trên thực tế thì phao câu gà là bộ phận độc hại nhất trong cơ thể gà. Phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng ở đây sẽ có nguy cơ khiến bạn bị ung thư nếu ăn quá nhiều và thường xuyên.

Tốt nhất, bạn nên loại bỏ bộ phận này trước khi chế biến thịt gà. Vì chất dịch ở phao câu cũng khá là hôi hám và khó chịu.

4. Da gà 

Trong Đông và Tây y đều khuyến cáo không nên ăn da gà, đặc biệt khi bị bệnh vì phần này chứa rất nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao.

Da cũng là mặt tiếp xúc với vi khuẩn, virus và chứa một số loại độc tố hòa tan. Đây chính là nguyên nhân khiến người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn, phong thấp bị mẩn ngứa, nổi ban, khó thở sau khi ăn thịt gà.

Da gà dễ chứa độc tố hòa tan.

5. Phổi gà 

Các bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà cũng là nơi chứa đựng rất nhiều các chất độc và các vi khuẩn gây bệnh khác nhau tùy theo điều kiện sinh sống của chúng.

Phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt,... nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng. Do đó, nên vứt bỏ phổi gà khi chế biến là tốt nhất.

Vì những nguy hại này mà khi ăn thịt gà chúng ta nên chú ý loại bỏ hoặc hạn chế ăn các bộ phận kể trên. Ngoài ra khi ăn thịt gà, chúng ta nên tăng cường lượng chất xơ để cản trở cơ thể hấp thu cholesterol.

6. Mề gà 

Lượng chất độc hại lưu trữ nhiều tại mề gà.

Mề gà thực chất nó là dạ dày của gà và có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn. Do gà có thể ăn nhiều loại vi sinh vật, nên lượng chất độc hại có thể sẽ bị dự trữ lại tại đây. Nếu ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Theo Trang Bùi/ Gia đình Việt Nam