Mỹ là nước sản xuất tiền từ năm 1792 và những đồng tiền đầu tiên là tiền xu. Chúng được làm từ kim loại quý và mang giá trị thực tế. Mãi đến cuộc nội chiến năm 1862, Bộ Tài Chính Mỹ mới sản xuất tiền giấy, nhưng thực chất làm từ cotton.
Rãnh của tiền xu có tác dụng chống tiền giả
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao tiền xu lại có rãnh quanh viền? Chúng được tạo ra để chống tiền giả. Ngược dòng lịch sử về thời xa xưa, tại thuộc địa Mỹ có rất nhiều tội phạm làm tiền giả.
Đồng tiền ngày xưa làm từ vàng và bạc. Một miếng vàng mười đô hồi đó được làm từ lượng vàng giá trị đúng mười đô. Để kiếm thêm ít tiền, các băng tiền giả hay cạo rãnh trên viền đồng xu và tích trữ lượng kim loại đó.
Nếu làm khéo, những đồng giả sẽ không bị các thương gia phát hiện. Các tay làm tiền giả sẽ có mười đô la vàng mà chỉ cần đổi ít tiền hơn. Họ sẽ có thêm vàng, bạc để sản xuất.
Ngày nay, những rãnh này có dạng như chữ nổi dành cho người khiếm thị. Trên cạnh đồng 25 xu có tất cả 119 rãnh.
Mỗi tờ tiền giấy chỉ tồn tại được 18 tháng
Hãy cầm thử tờ 1 USD lên và "soi" thử xem, bạn sẽ dễ dàng nhận ra hình con mắt thứ ba trên kim tự tháp, con đại bàng quặp 13 mũi tên trên móng vuốt và dòng chữ Latin "E Pluribus Unum" (hợp nhất nhiều thành một). Ngoài ra còn nhiều thông điệp khác mà hẳn bạn ít để ý:
- Annuit Coeptis: Thượng đế chúc phúc cho công việc của chúng ta.
- Novus ordo seclorum: Một trật tự mới bắt đầu.
- In God We Trust: câu này thật ra xuất hiện lần đầu trên đồng xu 2 cent của Mỹ vào những năm 1864 - 1873. Nó xuất hiện lại vào năm 1955 và từ 1963 có mặt trên tất cả các đồng tiền của Mỹ.
Trong năm 2010, Sở Đúc Tiền Hoa Kỳ đã sản xuất khoảng 1,856 tỉ tờ 1 USD. Một triệu tờ 1 USD tương đương cân nặng 925,7 kg. Nếu thay bằng 20 USD thì con số đó sẽ 9,3 kg. Ngoài ra, bạn có thể quy đổi 1 USD ra tiền lẻ bằng 293 cách.
Tổng thống còn sống không được xuất hiện trên đồng tiền
Chân dung Tổng thống Lincoln đã xuất hiện trên đồng tiền xu vào năm 1909. Thiết kế hiện đại của đồng xu ngày nay vẫn là chân dung Tổng thống Lincoln trên mặt trước nhưng mặt sau đã trải qua vài phiên bản.
Trong thời kỳ Cách mạng, Mỹ đưa ra bộ luật: không một người sống nào được phép có mặt trên đồng xu. Mục đích là để thể hiện rằng Mỹ sẽ không giống như một đất nước quân chủ, đưa hình ảnh của các vị "Vua" còn sống lên đồng tiền.
Tuy nhiên có một ngoại lệ duy nhất là Tổng thống Calvin Coolidge. Chân dung ông được đúc trên một đồng xu để kỷ niệm 150 năm ngày độc lập Hoa Kỳ vào năm 1926.
Người phụ nữ đầu tiên xuất hiện trên đồng xu Mỹ không phải người Mỹ
Đã có nhiều gương mặt nữ giới xuất hiện trên đồng tiền Mỹ nhưng người đầu tiên lại hoàn toàn chẳng phải người Mỹ. Đó là nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella, người được khắc họa chân dung trên đồng xu Mỹ năm 1893.
Đệ nhất phu nhân Martha Washington là người phụ nữ đầu tiên xuất hiện trên tiền giấy. Bà được in trên tờ chứng chỉ Bạc 1 USD trong năm 1886 và 1891. Từ đó, Sacagawea, Susan B.Anthony và Helen Keller là những người phụ nữ tiếp theo được đưa lên đồng tiền hiện hành.
Sở Đúc Tiền Mỹ không phải là nơi duy nhất sản xuất tiền
Một số cộng đồng tại Mỹ sử dụng tiền riêng của họ. Nếu bạn đã đến công viên giải trí Walt Disney, hẳn bạn đã từng dùng đồng "Disney". Nhiều trường đại học cũng sản xuất tiền riêng cho sinh viên sử dụng. Một số cộng đồng nhỏ hơn như Ithaca, New York cũng phát hành đồng tiền địa phương.
Điều này nhằm đẩy mạnh chi tiêu trong các doanh nghiệp nhỏ trong cộng đồng. Việc đổi tiền đô để lấy tiền riêng của cộng đồng và mua bán sẽ giúp tiền riêng tăng giá trị.
Benjamin Franklin là người duy nhất không phải Tổng thống xuất hiện trên giấy bạc
Mệnh giá lớn nhất từng được in tại Mỹ là Chứng chỉ vàng năm 1934 trị giá 100.000 USD. Tờ giấy bạc này chỉ được sử dụng trong giao dịch ngân hàng và chưa bao giờ được lưu hành công khai. Nó khắc họa chân dung Tổng thống Woodrow Wilson.
Ngày nay, mệnh giá lưu hành lớn nhất của giấy bạc Mỹ là tờ 100 USD nhưng chân dung trên đó không phải là Tổng thống Mỹ mà là Benjamin Franklin, một trong những người khai sinh ra Hoa Kỳ.
20 USD bị làm giả nhiều nhất
Vào những năm đầu khai sinh đất nước, làm giả tiền là một tội chết. Để chống lại vấn nạn này, Sở Đúc Tiền Hoa Kỳ và Sở Mật Vụ đã được thành lập.
Mệnh giá bị làm giả nhiều nhất là 20 USD, tiếp đó là 100 USD. Ở nước ngoài thì 100 USD lại bị "nhái" nhiều nhất. Đến năm 2005, Sở Mật Vụ Hoa Kỳ báo cáo: "Có tổng cộng 37,9 triệu USD Mỹ làm giả đang trôi nổi ở nước ngoài và 4,8 triệu USD đang được tiêu dùng". Tiền xu cũng bị làm giả, ngày nay người ta thường nhái những đồng xu hiếm và giá trị.
95% tiền mới được in để thay thế lượng tiền luân chuyển ra nước ngoài
Cục In Ấn Hoa Kỳ giám sát Sở Đúc Tiền trên toàn quốc. Nó in 37 triệu tờ tiền/ngày tương đương với 696 triệu USD. 95% chúng được in ra để thay thế tiền tệ đang lưu thông.
Toàn bộ quy trình in ấn cần 18 tấn mực trong ngày. Giấy và mực dùng để in tiền giống y hệt như hồi nội chiến, đó không phải giấy mà là chất liệu pha cotton. Một điều thú vị là lượng tiền in cho trò chơi "Cờ tỷ phú" mỗi năm còn nhiều hơn tiền thật.
Đồng USD siêu bẩn và thường có khuẩn E.coli và khuẩn Salmonella
ài nghiên cứu gần đây cho biết đồng tiền là vật siêu mất vệ sinh. Tờ tiền càng cũ thì càng nhiều chất bẩn bao gồm cả khuẩn E.coli và khuẩn Salmonella. Tiền in trên chất liệu cotton có nồng độ vi khuẩn cao nhất, còn những tờ polymer mới thì có ít hơn.
Trong một nghiên cứu tiến hành bởi trường đại học Ballarat tại Úc, các nhà khoa học đã thu thập hơn 1.200 tờ giấy bạc từ nhiều quốc gia. Kết quả cho thấy: "Tại Mỹ, tờ đô la sạch nhất chứa 20 vi khuẩn, còn tờ bẩn nhất là 25.000, tương đương 128 CFU (Đơn vị đo số lượng khuẩn trên 1 ml mẫu)."
Hầu như các loại khuẩn đều vô hại nhưng vẫn không tránh được một vài loài nguy hiểm. Lời khuyên tốt nhất là hãy rửa tay sau khi cầm tiền mặt.
Người Mỹ mơ mộng đến tiền nhiều hơn là sex
Tiền đi chu du khắp nơi, từ lịch sử, kinh tế cho đến chính trị và luôn được con người thèm muốn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy người Mỹ mơ mộng đến tiền nhiều hơn cả sex. Tỷ lệ thắng sổ xố của bạn là 1/10 triệu, nhưng cơ hội vẫn tồn tại và sự cám dỗ của tiền thật đáng để người ta chơi trò đặt cược.