Quét nhà đầu năm

Theo quan niệm của người xưa truyền lại, ngày mùng 1 Tết tuyệt đối không quét nhà. Nếu quét nhà trong ngày này đồng nghĩa với việc quét đi những tài lộc, vận đỏ của cả năm ra khỏi nhà và điều này sẽ khiến cho tình hình tài chính cả năm của gia đình không ổn định, các thành viên không thể tạo ra được của cải vật chất, hoặc nếu có thì cũng sẽ tiêu vào những việc bên ngoài mà không thể tiết kiệm được.

Sở dĩ có điều kiêng kỵ đó là vì người ta cho rằng khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài cũng sẽ đi mất. Chính vì vậy, mọi người thường chỉ vun rác lại một góc và đợi hết Mùng 1 mới quét dọn.

Chuyện kiêng kỵ này đã được giải thích bằng một điển tích từ thời xa xưa của Trung Quốc, được lưu lại trong “Sưu thần ký”.

Câu chuyện kể rằng, có một người lái buôn tên là u Minh, đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần tặng cho một người hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì u Minh ăn nên làm ra, nhà rất giàu. Một hôm, vào ngày Mùng 1 Tết, không biết vì lý do gì mà u Minh đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ u Minh không để ý nên vô tình quét nhà hốt luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong và đổ. Từ đó nhà u Minh lại nghèo đi. Người ta bảo Như Nguyệt là thần tài và lập bàn thờ để thờ, từ đó có tục kiêng quét nhà, hốt rác trong ngày đầu năm để không phải vô tình hốt mất thần tài đi.

Để hũ gạo rỗng

Theo phong thuỷ, những vật chứa mang ý nghĩa tốt lành, vận may thì không được để trống rỗng. Vậy nên, bạn hãy đổ đầy hũ gạo trước đêm giao thừa và tốt nhất là dùng hũ gạo sâu (tượng trưng cho sự no đủ) để tránh những điều xui xẻo và cho gia đình một năm kinh tế dồi dào.

Gia chủ nên đổ đầy hũ gạo ngay từ khi vơi còn một nửa để tránh xui xẻo và giữ vận may luôn ở trong nhà. Nên dùng hũ gạo sâu hơn là hũ gạo nông bởi nó tượng trưng cho sự giàu có, no đủ.

Người xưa còn có quan niệm, gia chủ nên đặt một phong bao lì xì màu đỏ, bên trong bỏ một ít tiền ở dưới đáy hũ rồi đổ gạo lên trên. Việc này tượng trưng cho việc giữ tiền tài, ra ít vào nhiều.

Cho lửa, nước đầu năm

Dân gian quan niệm không nên cho nước lửa đầu năm cũng có lý do của nó. Cho lửa, nước đầu năm có nghĩa là cho đi may mắn của gia đình. Lửa có màu vàng, màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn. Cho lửa đầu năm tức là cho đi vận may, tài lộc của bạn, khiến gia đình có nguy cơ gặp nhiều điều xui xẻo, tai vạ trong năm đó.

Nước lại tượng trưng cho sự sinh sôi và được ví là nguồn tài lộc của muôn nhà ” Tiền vào như nước”. Bởi vậy, trước khi bước sang năm mới, nhà nào cũng lo đổ nước đầy bể, dự trữ nước đủ cho sinh hoạt trong những ngày Tết. Hình ảnh nước đầy ăm ắp tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi, mát lành.

Kiêng tuổi không hợp xông nhà

Theo quan niệm truyền thống của người Á Đông từ xa xưa, mỗi khi bước sang năm mới, vào mùng 1 Tết, xông đất ảnh hưởng sâu sắc tới vận mệnh, công việc làm ăn của gia đình trong cả năm. Chính vì quan niệm này mà nhiều gia đình cho rằng, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng 1 Tết chính là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm.

Vì thế nếu không được gia chủ mời thì bạn nên tránh đi chúc Tết vào sáng mùng 1. Ngày đầu năm mới người Việt Nam thường chỉ đi thăm họ hàng, người thân. Ngoài ra, những gia đình có tang cũng không nên đi chúc tết trong những ngày đầu năm mới để tránh những điều không hay cho gia chủ.

Làm rơi vỡ đồ dùng gia đình

Người xưa quan niệm việc rơi vỡ đồ báo hiệu sự chia lìa, tan vỡ gia đình. Đó là điều không ai muốn xảy ra trong ngày lễ Tết. Vì vậy, vào ngày Tết phải cẩn thận không được bất cẩn, làm hư hỏng đồ đạc trong gia đình.

Vào ngày đầu năm, người Việt đặc biệt cẩn thận trong việc sử dụng đồ đạc, đặc biệt là các vật dụng bằng thủy tinh, sứ dễ vỡ. Văn hóa dân gian truyền thống lâu nay luôn quan niệm việc làm rơi vỡ đồ vào năm mới không những không đem lại may mắn, mà còn tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình.

Ngoài ra, dân gian cũng quan niệm không được may vá, không đụng đến dao kéo trong những ngày đầu năm. Việc may vá trong năm mới được dân gian quan niệm sẽ khiến gia chủ gặp khó khăn, vất vả. Thậm chí có quan niệm, nếu phụ nữ có thai dùng kim chỉ trong ngày mồng Một Tết sẽ sinh con có mắt dẹt như cây kim. 

Dao kéo là những vật mang sát khí, cũng nên được hạn chế sử dụng trong những ngày đầu năm. Đặc biệt, vào ngày mồng Một nên tránh dùng các vật có đầu sắc nhọn như dao, kéo bởi những vật này có thể cắt đứt lương duyên cũng như tài vận, tuổi thọ của gia chủ.

Không nên cắt tóc 

Một trong những điều mà Abler tin rằng bạn đã từng được ông bà hoặc cha mẹ hoặc nghe từ ai đó việc bạn không nên cắt tóc trong những ngày như ngày đầu tháng hoặc ngày đầu năm.

Theo như quan niệm của ông cha ta thì tóc là một bộ phận trên cơ thể con người. Và nếu như bạn cắt tóc vào những ngày đầu năm thì bạn sẽ dễ gặp phải những điều không hay, tài lộc tiêu tán và dễ bị mắc bệnh.

Ngoài ra, tóc cũng được coi như là một biểu tượng đặc trưng cho sức khỏe của con người. Chính vì thế, nếu như trong ngày tết hoặc trong những ngày đầu tháng mà bạn cắt tóc thì chẳng khác nào bạn lại cắt đi may mắn của chính mình.

Không nên nhặt tiền rơi ngoài đường

Điều tiếp theo mà bạn nên kiêng kị trong những ngày đầu năm mới đó là nhặt tiền rơi trên đường. Nếu như bạn vô tình gặp phải thì bạn cũng nên bỏ qua.

Rất có thể những tờ tiền rơi trên đường là những tờ do người khác cúng cô hồn hoặc những tờ tiền mang lại nhiều hậu họa, tai ương đến cho người cầm nó mà bọn người xấu cố ý rải trên đường.

Bên cạnh đó, nếu như người khác lỡ đánh rơi nhưng bạn lại cố ý nhặt thì cũng chẳng khác nào bạn đang đi nhặt cái xui của người khác khiến cho cuộc sống của họ thêm phần may mắn hơn.

 

Theo Mộc Anh/Đô Thị Mới

Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/nhung-kieng-ki-dau-nam-de-ca-nam-suon-se-may-man-20201231000000674.html