Dẫn thông tin trên báo Vietnamnet, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, năm 2015, chỉ tính riêng tại một cửa khẩu, số lượng hoa quả Trung Quốc nhập về Việt Nam đã lên tới con số hơn 165.300 nghìn tấn. Bốn tháng đầu năm 2016, đã nhập khoảng 5.300 tấn, số lượng hoa quả Trung Quốc nhập về đã giảm đi đáng kể.

Trong số rất nhiều loại hoa quả Trung Quốc nhập về Việt Nam thì có 8 loại được nhập về với số lượng cực lớn. Nhiều loại vào chính vụ, mỗi ngày chúng ta còn nhập con số lên đến cả 100 tấn. Dưới đây là danh sách 8 loại quả Trung Quốc được nhập về Việt Nam với số lượng cực lớn:

Lựu

Những loại hoa quả Trung Quốc nhập về Việt Nam nhiều nhất.

Những loại hoa quả Trung Quốc nhập về Việt Nam nhiều nhất.

Chia trẻ trên báo Vietnamnet, Chi cục phó Chi Cục Kiểm dịch vùng VIII (Lào Cai) cho biết, lựu được nhập chủ yếu tập trung vào tháng 7 đến tháng 12, chính vụ khoảng từ tháng 7-10. Năm 2015, vào những tháng cao điểm, mỗi ngày nhập khoảng trên dưới 100 tấn lựu.

Hiện tại, lựa Trung Quốc đang vào mùa, được nhập về bán tràn ngập tại chợ khiến người tiêu dùng hoang mang, tìm đủ cách để phân biệt đâu là lựu Việt Nam, đâu là lựu Trung Quốc.

Lãnh đạo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, các loại hoa quả Việt Nam trồng khá phong phú, nhưng riêng cây lựu, Bộ chưa có quy hoạch vùng trồng lựu làm hàng hóa. Còn các địa phương có trồng tập trung hay không thì không thể nắm rõ.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại cũng chưa có địa phương nào báo cáo địa phương mình có vùng trồng lựu để bán hàng hóa giống như một số loại hoa quả khác.

Dưa lưới vàng

Những loại hoa quả Trung Quốc nhập về Việt Nam nhiều nhất

Những loại hoa quả Trung Quốc nhập về Việt Nam nhiều nhất.

Sau quả lựu, thời điểm hiện tại dưa lưới vàng Trung Quốc cũng là loại quả được nhập khẩu về Việt Nam với số lượng lớn. Thời gian về nhập về nhiều nhất vào các tháng 8,9 và 10 bởi thời điểm đó là chính vụ dưa bên Trung Quốc.

Ở Việt Nam, dưa lưới (dưa vàng) không được trồng phổ biến do những điều kiện thổ dương không phù hợp như Trung Quốc nên sản lượng thu hoạch và bán ra không nhiều. Đặc biệt, vào những tháng cao điểm, mỗi ngày có khoảng 90 tấn dưa được nhập qua cửa khẩu về Việt Nam.

Bởi vậy, khi mua dưa lưới, bạn rất nên cẩn trọng, quan tâm đến một vài nguyên tắc quan trọng sau khi chọn mua.

Hồng ngâm

Những loại hoa quả Trung Quốc nhập về Việt Nam nhiều nhất.

Những loại hoa quả Trung Quốc nhập về Việt Nam nhiều nhất.

Hồng ngâm là loại quả thứ 3 được nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam khá nhiều. Và thời điểm này bắt đầu là thời điểm vào vụ hồng Trung Quốc.

Mùa hồng năm 2015, lượng hồng ngâm Trung Quốc nhập về Việt Nam lên đến con số chục ngàn tấn, ngày cao điểm thường nhập 20-30 ngàn tấn. Theo lãnh đạo kiểm dịch vùng, hồng ngâm Trung Quốc có đặc điểm vuông thành, mẫu mã đẹp với kích thước to ngang quả cà chua.

Đặc biệt, thời gian vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam không ngắn, chưa kể các công đoạn hái quả, đóng gói…, nếu không có thuốc bảo quản thì không thể khiến quả hồng ngâm tươi ngon trong một thời gian dài.

Báo chí trong nước đã thông tin đến người tiêu dùng về loại chất giữ hồng ngâm tươi ngon trong một thời gian dài này, đó chính là hỗn hợp của acid benzoic, acid propenoic và pregn-5-en-2O-ol. Trong số này, chỉ có acid benzoic (có tác dụng bảo quản) nằm trong danh mục được phép sử dụng, còn acid propenoic và pregn-5-en-2O-ol đều thuộc “chất cấm”.

Nho

Những loại hoa quả Trung Quốc nhập về Việt Nam nhiều nhất.

Những loại hoa quả Trung Quốc nhập về Việt Nam nhiều nhất.

Nho là mặt hàng hầu như được nhập về quanh năm. Tuy nhiên, nếu vào mùa cao điểm thì số lượng nho Trung Quốc về số lượng gấp nhiều lần ngày thường.

Năm 2015, chỉ riêng tại một cửa khẩu, số lượng nho Trung Quốc nhập về Việt Nam là 389 lô, khoảng gần 11.000 tấn. Thời kỳ cao điểm năm 2015, mỗi ngày có 100 tấn nho Trung Quốc.

Sang đến năm 2016, nho Trung Quốc nhập về lên tới con số gần 1.000 tấn chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm. Vào mùa cao điểm, số lượng nhập về cực kỳ lớn và chủ yếu nhập các loại nho đỏ, nho xanh (cả loại có hạt và không hạt).

Nhiều người ham rẻ, đã mua nhầm phải nho Trung Quốc, trong khi đó các tiểu thương lại quảng cáo là nho Mỹ. Nho Trung Quốc đang bán tràn lan trong các chợ và trên các sạp hàng ngoài trời.

Những chủ buôn nho Trung Quốc luôn thách giá rất cao tới vài trăm nghìn, nhưng sau một hồi khách nhỏ to mặc cả, khách được đồng ý mua với giá khoảng trăm hoặc vài chục đồng. Còn nếu là nho đỏ Úc và Mỹ, giá trên thị trường theo nhiều người bán hoa quả, khoảng trên 200 nghìn đồng/kg.

Khách muốn phân biệt, theo nhiều người, chỉ có hai cách là nếm và nhìn bằng mắt thường.

Cam

Những loại hoa quả Trung Quốc nhập về Việt Nam nhiều nhất.

Những loại hoa quả Trung Quốc nhập về Việt Nam nhiều nhất.

Cam lòng vàng, cam xanh bóc vỏ là hai loại cam được nhập về nhiều nhất với số lượng lên tới 100 tấn/ngày vào thời kỳ chính vụ. Cụ thể, chính vụ cam xanh bóc vỏ là vào thời điểm từ giữa tháng 8 trở đi, cam đường thường được nhập về vào dịp cuối năm và kéo dài sang tới mùa xuân năm sau.

Với loại cam bóc bỏ thì rất dễ phân biệt. Song, loại cam lòng vàng thì khó phân biệt hơn bởi hình dáng bên ngoài loại cam này rất giống với loại cam Vinh và cam Cao Phong.

Khi đi mua cam về ăn thường phân biệt theo cách, cam Việt Nam có hạt, còn cam Trung Quốc thì không có hạt. Tuy nhiên, kinh nghiệm đó không đảm bảo là phân biệt được hàng ta,. hàng tàu vì cam lòng vàng Trung Quốc cũng có hai loại: có hạt và không có hạt.

Quýt siêu ngọt

Những loại hoa quả Trung Quốc nhập về Việt Nam nhiều nhất.

Những loại hoa quả Trung Quốc nhập về Việt Nam nhiều nhất.

Sau cam không hạt, tới lượt loại quýt siêu ngọt, quả nhỏ gắn mác "Thái Lan" đang ngập tràn thị trường. Người bán quả quyết là quýt Sài Gòn, Thái Lan nhưng thực tế, quýt nhỏ tại các đều đóng trong những thùng xốp chi chít chữ Trung Quốc.

Dù từng bị phát hiện có hàm lượng thuốc bảo vệ vượt mức cho phép, song quýt siêu ngọt Trung Quốc vẫn được nhập về bán tràn ngập các chợ.

Dù chưa tường tận nguồn gốc của quýt nhỏ từ đâu nhưng do có vị ngọt đậm đà, dễ ăn, giá rẻ lại được gắn thêm mác "Thái","Sài Gòn", nên thứ hoa quả này đang trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người.

Lãnh đạo Chi cục kiểm dịch vùng chia sẻ, quýt Trung Quốc vào mùa mỗi ngày nhập khẩu về Việt Nam với số lượng khoảng trên dưới 90 tấn. Thời gian nhập bắt đầu từ khoảng cuối tháng 9 dương cho tới hết tháng 10 âm lịch đối với loại quýt tươi, còn loại quýt được bảo quản thì thời gian nhập về Việt Nam sẽ kéo dài hơn nhiều.

Táo

Những loại hoa quả Trung Quốc nhập về Việt Nam nhiều nhất.

Những loại hoa quả Trung Quốc nhập về Việt Nam nhiều nhất.

Táo Trung Quốc thường được nhập về quanh năm. Nhưng vào mùa cao điểm sẽ có nhiều loại táo được nhập về nhiều hơn với số lượng khoảng 60-80 tấn/ngày.

Các loại táo Trung Quốc thường có mẫu mã đẹp, bóng, quả to đều. Thế nên, khi nhập về bán tại các sạp chợ thường được gắn mác thành táo Mỹ, Newzealand với giá bán dao động từ vài chục ngàn cho tới trên 100 ngàn đồng/kg tùy loại.

Tuy nhiên, khi ăn sẽ nhận biết được ngay đâu là táo Trung Quốc và đâu là táo nhập từ các nước khác bởi táo Trung Quốc ăn xốp, vị nhạt, còn các loại táo khác ăn ngọt, giòn và rất thơm.

Những loại hoa quả Trung Quốc nhập về Việt Nam nhiều nhất

Những loại hoa quả Trung Quốc nhập về Việt Nam nhiều nhất

Trong một số mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc, người ta tìm thấy hóa chất Endosulfan. Đây là hóa chất độc hại đứng thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn thế giới của Liên hợp quốc. Đây cũng là loại thuốc trừ sâu có độc tính cao. Khi tích tụ trong cơ thể có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người, gây vô sinh.

Giống như quả táo, lê Trung Quốc cũng được nhập về bán quanh năm. Loại lê Trung Quốc có mẫu mã mã đẹp, quả tròn đều. Thường thì có vỏ ngoài nhẵn mịn, sáng bóng, da căng có màu xanh hoặc màu vàng tươi, bắt mắt hơn so với giống lê khác.

Khi ăn có vị ngọt đậm, không có mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt, loại lê này có thể quản bảo thoải mái trong thời gian từ 15-20 ngày ở nhiệt độ thường mà vẫn tươi nguyên, không bị thối hỏng. Nếu để tủ lạnh thì bảo quản được tới 3-4 tháng mà quả vẫn đảm bảo như mới hái từ trên cây xuống.

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam