Ngoài một số ngành truyền thống như sư phạm, công an, quân đội, nhiều ngành học ở các trường đại học khác cũng có chính sách miễn 100% học phí.
9. Ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, tâm thần, lao, phong
Với yêu cầu nguồn nhân lực cao tại các bệnh viện, trung tâm y tế hiện nay, việc theo học các ngành này ở những trường có chuyên ngành đào tạo sẽ giúp các sinh viên dễ dàng tìm được việc làm sau khi ra trường.
Các trường đại học Y của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh có trường Đại học đào tạo các ngành trên đều miễn học phí cho các sinh viên đạt tiêu chuẩn đầu vào. Khối thi là khối B.
10. Triết học Mác - Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đây là một trong những ngành học khá kén sinh viên, điểm đầu vào không cao và được đào tạo ở nhiều trường đại học. Sau khi có được những kiến thức, phương pháp tư duy khoa học về tư tưởng, chủ nghĩa của Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên ra trường có thể xin việc vào các trung tâm nghiên cứu, tham gia giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại học hoặc trong một số tổ chức của các cơ quan Nhà nước.
Miễn học phí cho các sinh viên đủ điểm đầu vào của ngành học này tại một số trường như ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội/ Hồ Chí Minh), Học viện Chính trị, học viện Báo chí tuyên truyền ... với khối thi đầu vào là khối C.
11. Hán Nôm (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội)
Đây được xem là một ngành học khó, cả trong việc học và việc tìm công việc phù hợp sau khi ra trường. Mặc dù nhiều Viện nghiên cứu ngôn ngữ học, các trung tâm giảng dạy vẫn cần nhân lực nhưng để tìm được một người thành thạo về Hán Nôm không phải là dễ.
Được mở đào tạo ở khá nhiều trường nhưng đây là ngành không mấy thu hút thí sinh dù có điểm chuẩn thấp. Đầu vào của ngành là các bạn thi khối C.
13. Lịch sử (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội)
Là ngành khoa học được khá nhiều trường đại học đào tạo, lịch sử chủ yếu nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Chương trình đào tạo cử nhân ngành Lịch sử hệ sẽ trang bị cho sinh viên hệ thống những kiến thức cơ bản về các môn học thuộc khối kiến thức chung,
Khối kiến thức chung theo lĩnh vực và khối ngành; kiến thức cơ bản, hệ thống về tiến trình lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, về một số môn học bổ trợ, về một chuyên ngành của khoa học lịch sử, có thể học tiếp lên bậc cao hơn và tự học để hoàn thiện và nâng cao năng lực làm việc.
Thí sinh có thể thi vào bằng khối C hoặc D1,2,3,4,5,6. Thông thường ngành này sẽ tuyển 85 - 90 chỉ tiêu.
14. Nhân học (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội)
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan trung ương và địa phương hoạt động về kinh tế, văn hóa - xã hội đặc biệt là hai ngành dân tộc và tôn giáo; các viện nghiên cứu, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình; các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội, các công ty doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước; giảng dạy tại các trường trung học, cao đẳng, đại học...
Nhân học là một ngành khoa học tích hợp kiến thức của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội, nhân văn và nghệ thuật để nghiên cứu về con người một cách toàn diện. Nhân học được phân thành 5 lĩnh vực, bao gồm nhân học hình thể, khảo cổ học, nhân học văn hóa - xã hội, nhân học ngôn ngữ và nhân học ứng dụng.
Ngành có 48 chỉ tiêu với đa dạng khối thi A, C, D1,2,3,4,5,6.
15. Văn học (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội)
Thuộc "top" ngành kén sinh viên, văn học đào tạo cử nhân làm công tác nghiên cứu văn học và những lĩnh vực có liên quan đến văn học như giảng dạy văn học ở các bậc học; hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; theo dõi và quản lý hoạt động văn hóa, văn học...
Sau khi hoàn thành chương trình học tập, sinh viên phải có khả năng thẩm định giá trị của các tác phẩm văn chương, có những kỹ năng cơ bản về nghiên cứu và phê bình văn học. ĐH Khoa học xã hội và nhân văn có 88 chỉ tiêu cho ngành này với các khối thi C, D1,2,3,4,5,6
16. Việt Nam học (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội)
Sẽ có 58 chỉ tiêu cho các thí sinh thi vào trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, thi khối C hoặc D1,2,3,4,5,6.
Sinh viên học ngành này sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản: kiến thức về văn hóa Việt Nam, lịch sử Việt Nam, văn học Việt Nam… Sau khi tốt nghiệp, có thể độc lập hành nghề hoặc tiếp tục học ở các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước hoặc ở nước ngoài.
17. Triết học (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội)
Theo học ngành này sinh viên sẽ được trang bị hệ thống những kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên sâu của ngành triết học, giúp nắm vững lập trường, quan điểm, phương pháp tư duy khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cử nhân Triết học có thể làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy các khoa học triết học, chủ nghĩa Mác - Lê Nin nói chung và Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng; có thể làm việc trong các ban, ngành của trung ương và địa phương.
Có 68 chỉ tiêu cho ngành triết học, thí sinh thi khối A, C, D1,2,3,4,5,6.