E ngại “tháng cô hồn”: Chuyện của ngày hôm qua?
Thị trường BĐS Hà Nội từ năm 2011 đổ về trước, khi cơn sốt nhà đất còn đang hoành hành, kiêng kỵ mua bán nhà đất trong “tháng cô hồn” là một tâm lý phổ biến.
Tuy nhiên, theo nhận định của đại diện một số đơn vị phân phối, hiện nay, thị trường địa ốc đã không còn ngại “tháng cô hồn”, người dân cũng không quá nặng nề về những điều kiêng kỵ trong tháng này như trước.
Các doanh nghiệp BĐS vẫn thực hiện các hoạt động bình thường như triển khai marketing, kinh doanh và các công tác triển khai dự án. Trong khi đó, khách hàng lại coi đây là thời điểm chủ đầu tư thực hiện nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, tận dụng tâm lý vẫn còn “kiêng khem” của một số ít người mua khác để mua được những sản phẩm giá tốt, view đẹp.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Mua chung cư trả góp lãi hơn đi thuê nhà lâu dài
Chị Nguyễn Thị Tuyết đang sống tại tòa nhà chung cư Yên Hòa Condominium chia sẻ: "Trước đây nhà tôi đã từng thuê ở chung cư rồi vì khu chung cư văn minh, cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn, hợp với cợ chồng trẻ. Cái chính nữa nhà tôi có xe ô tô rất ngại gửi xe ở bên ngoài. Thêm nữa nếu mua nhà ở trong ngõ vẫn có nhà hàng xóm dùng bếp tổ ong, hay nuôi chó mèo gì đó chồng mình đều không thích nên lựa chọn mua chung cư là hợp lý nhất".
Cũng theo chị Tuyết chia sẻ, ở chung cư tiện nhất là không phải leo tầng bởi các phòng thiết kế thông với nhau nên không gian thoải mái, thông thoáng. Đặc biệt, nhu cầu gia đình chị cũng chưa cần đến diện tích quá rộng bởi vợ chồng chị thường xuyên vắng nhà. Ngoài ra, cũng rất cần nơi có an ninh tốt. Mặt khác, nhà ở đất nền về khoản an ninh thì khó bằng chung cư được, trong khi mức giá cao hơn khi mua chung cư.
Cùng quan điểm với chị Tuyết, chị Trương Thu Hà đang sống tại khu đô thị Linh Đàm cũng chia sẻ: "Gia đình tôi chọn mua chung cư vì thấy phù hợp với túi tiền và khả năng chi trả. Sống ở chung cư, cả gia đình sẽ gặp mặt nhau được nhiều hơn. Hơn nữa, ở chung cư chỉ có mặt sàn, thuận tiện trong việc trông coi con cái chứ nhà đất nền có cầu thang nếu tôi sơ sẩy chỉ sợ con ngã cầu thang".
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dừng toàn bộ hoạt động tại dự án Mường Thanh Khánh Hòa
Theo UBND TP. Nha Trang, vừa qua, Sở Xây dựng Khánh Hòa đã chủ trì việc xử lý sai phạm của dự án Tổ hợp khách sạn và căn hộ cao cấp Mường Thanh Khánh Hòa (gọi tắt là công trình Mường Thanh Khánh Hòa) khi xây dựng đến tầng 43, vượt 3 tầng so với quy hoạch được Chính phủ phê duyệt.
Trong đó, UBND TP. Nha Trang là đơn vị phối hợp thực hiện, giao Phòng Quản lý đô thị, phường Xương Huân và các đơn vị liên quan giám sát, theo dõi, ngăn chặn phương tiện chuyên chở vật tư, vật liệu và người lao động vào thi công hoàn thiện công trình.
Phó Chủ tịch UBND TP. Nha Trang Lê Huy Toàn khẳng định, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc đình chỉ toàn bộ hoạt động thi công của Mường Thanh Khánh Hòa nên TP tạm thời không cấp phép thi công đào, lấp đường Xóm Cồn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Di dời trụ sở “đất vàng”: Giải quyết mẫu thuẫn quy hoạch và kinh tế
Năm 2008, khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030 – tầm nhìn 2050 được quy hoạch lại. Một trong những nội dung của quy hoạch chung là từng bước di dời các cơ quan trung ương, các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở đào tạo dạy nghề và các bệnh viện lớn cấp quốc gia ra khỏi khu vực “Nội đô lịch sử” bao gồm 4 quận nội thành cũ (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa). Đây cũng chính là khu vực “hạn chế phát triển” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 108/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 nhằm giảm tải cho khu vực trung tâm thành phố hiện đang quá tải về hạ tầng đô thị (hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội).
Xét về mặt quy hoạch chủ trương di dời trụ sở các bộ, ngành rất đúng, đây là một chủ trương lớn đã được Thủ tướng phê duyệt đòi hỏi nhà nước, cơ quan địa phương, các bộ ngành trung ương địa phương cùng vào cuộc để đề xuất giải pháp cụ thể đồng bộ từng bước thực hiện được mục tiêu nêu trên.
Trước mắt là sớm hình thành các khu đô thị mới đa chức năng, đồng bộ, hiện đại, có cảnh quan môi trường vùng ven đô, có chất lượng sống tốt, tạo các lực hút ra bên ngoài để giảm bớt mật độ dân cư trong khu vực trung tâm “Nội đô lịch sử”, giảm hiện tượng giao thông con lắc hàng ngày, do nơi cư trú người dân ở bên ngoài nhưng cơ sở làm việc lại tập trung bên trong trung tâm gây ách tắc giao thông và không hợp lý trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, sau khi được phê duyệt quy hoạch chung (2011) tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến nay mục tiêu di dời các trụ sở cơ quan tuy đã được thực hiện nhưng còn nhiều bất cập.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Những nữ đại gia BĐS lừng lẫy một thời vì đâu ngã ngựa?
Kinh doanh BĐS vốn được coi là lĩnh vực nhiều áp lực, thế nhưng vẫn có những “bóng hồng” quyền lực, dẫn dắt doanh nghiệp mình thành công, ít nhiều đang chi phối thị trường bất động sản. Và trong số những "bóng hồng" ấy cũng đã có không ít nữ đại gia bất động sản ngã ngựa, vướng vào vòng lao lý....
Có lẽ giới BĐS sẽ không quên được sự kiện chiều ngày 7/1/2015, tràn ngập trên các mặt báo là thông tin cơ quan công an bắt giam đối với bà Châu Thị Thu Nga để điều tra hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Ngày 24/3/2017, Cục Cảnh sát kinh tế - Bộ Công an (C46) đã khám xét nhà riêng của bà Hứa Thị Phấn tại số 3 Công Lý, Q. Thủ Đức (TP HCM). Hứa Thị Phấn là cái tên liên quan đến cả hai vụ đại án tại VNCB và OceanBank. Nữ đại gia này cũng là "mắt xích" quan trọng trong thương vụ giữa Phạm Công Danh và Hà Văn Thắm...
Xem thông tin chi tiết tại đây