Trước thực trạng báo động về những bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường, mỡ máu… trong nhiều năm gần đây người dân đã và đang hướng đến sử dụng các loại thực phẩm từ thực vật nhiều hơn thay cho thực phẩm từ động vật. Tại Việt Nam các loại đồ uống từ ngũ cốc, gạo, thực vật, các loại hạt… đang được người dân lựa chọn nhiều.
Bằng chứng là rất nhiều gia đình tự mua các loại hạt hoặc ngũ cốc như: Lúa mạch, ngô, hạnh nhân, óc chó… để tự làm đồ uống. Tuy nhiên, nguồn gốc về các loại hạt này bán trên thị trường chưa thực sự được kiểm chứng cụ thể.
Tại hội thảo: “Xu hướng dinh dưỡng từ sữa hạt – xu hướng tiêu dùng toàn cầu” mới được tổ chức tại Hà Nội, các chuyên gia cũng như người tiêu dùng đã nhấn mạnh, làm rõ vai trò của sữa hạt trong việc cân bằng dinh dưỡng cũng như giúp ngăn ngừa một số bệnh thường gặp. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, sữa hạt đã chứng minh là cung cấp dinh dưỡng dồi dào và có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.
Sữa hạt hiện đang là nhóm sản phẩm có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trên thị trường thế giới. Số liệu gần đây của Innova Market Insights cho thấy, thị trường toàn cầu đối với các loại đồ uống có nguồn gốc từ sữa thực vật - sữa hạt tăng tới 16,3 tỷ USD trong năm 2018, gấp hai lần mức 7,4 tỷ USD của năm 2010. Ở Đông Nam Á, một số nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, tỉ lệ người dân tiêu thụ các loại sữa thực vật ngày càng tăng.
Tại sự kiện, bà Phan Thuỳ Linh (Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư TM&XNK Phan Nguyễn) chia sẻ: “Nhu cầu của người tiêu dùng khi tìm đến với sữa thực vật không chỉ vì ăn chay hay ăn kiêng, mà còn là tìm kiếm một sản phẩm với nguồn gốc từ nhiên nhiên, giàu dinh dưỡng giúp phòng tránh bệnh tật. Sữa thực vật với các hương vị thuần tự nhiên thơm ngon, nhiều vitamin và khoáng chất cùng những lợi ích cho sức khoẻ đang ngày càng được nhiều đối tượng lựa chọn sử dụng (trẻ con, phụ nữ mang thai, người cao tuổi) và đặc biệt thu hút sự quan tâm của cả giới trẻ".
Bà Ruomwadee Lakakul, chuyên gia của 4Care Balance (Thái Lan) cho biết, số người mắc các bệnh như: Ung thư, tiểu đường, tim mạch, bị dị ứng sữa bò, không dung nạp lactose trong sữa động vật ngày càng tăng trên toàn cầu. Bên cạnh đó phong trào bảo vệ môi trường ngày càng phát triển, số người ăn chay cũng gia tăng mạnh. Những điều này đã tác động không nhỏ tới sự thay đổi về mối quan tâm trong tiêu dùng. Người tiêu dùng đang chủ động thay đổi thói quen ăn uống để phòng tránh các vấn đề sức khoẻ, để hướng tới lối sống xanh. Chính vì những lí do này mà xu hướng sử dụng sữa hạt gia tăng mạnh mẽ.
Bà Ruomwadee Lakakul cũng thông tin tới các đại biểu về “vấn nạn” dị ứng sữa bò tại Thái Lan, sự gia tăng của bệnh tim mạch tại quốc gia Đông Nam Á này nói riêng và thế giới nói chung cũng như xu hướng sử dụng sữa hạt thay thế sữa bò tại Thái Lan, sự phát triển của thị trường organic tại Thái Lan, sự khác biệt nổi trội giữa sữa hạt và sữa động vật.
Tại hội thảo, bà Phan Thuỳ Linh cũng giới thiệu 2 dòng sản phẩm sữa hạt gồm sữa ngũ cốc và sữa gạo hữu cơ do 4Care Balance sản xuất từ Thái Lan đến người tiêu dùng Việt. Đối với dòng sản phẩm sữa hạt ngũ cốc được giới thiệu với các vị: Sữa hạt ngũ cốc ít đường, sữa ngũ cốc truyền thống, sữa hạt ngũ cốc socola, sữa hạt ngũ cốc mè. Riêng dòng sản phẩm sữa gạo hữu cơ cũng có đến 3 dòng gồm sữa hạt hữu cơ không đường, sữa gạo hữu cơ vani và sữa gạo hữu cơ vị dâu.