Tốc độ khai thác thương mại đoàn tàu Nhổn - ga Hà Nội chỉ 35 km/h (Ảnh minh họa) |
Cuối tháng 8 vừa qua, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) thông tin, đoàn tàu tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội đang được lắp ráp tại Pháp và dự kiến đoàn tàu đầu tiên sẽ về Việt Nam vào tháng 7/2021, nỗ lực kịp tiến độ khởi chạy vào tháng 4/2021 và vận hành toàn tuyến vào năm 2022.
Cụ thể, tuyến tàu điện Nhổn – ga Hà Nội có tổng cộng 10 đoàn tàu hợp kim nhôm đạt tiêu chuẩn châu Âu. Tàu có chiều rộng từ 2,75-2,95 m, chiều dài khoảng 80 m đối với đoàn tàu 4 toa (trong tương lai có thể kéo dài thêm 1 toa để thành 5 toa).
Đoàn tàu Nhổn – ga Hà Nội có khả năng chuyên chở 850 – 950 hành khách, với mật độ khoảng từ 6 - 8 người/m2 và khai thác với tốc độ thương mại 35 km/h (tốc độ thiết kế tối đa đạt 80km/h). Tàu sẽ đón trả khách liên tục trong quãng đường 12,5 km (12 nhà ga, gồm 8 trên cao, 4 ngầm), dự tính cứ mỗi 1 km (tương ứng với mỗi ga) sẽ dừng một lần.
Ban Quản lý đường sắt đô thị cho hay, tốc độ thiết kế 80 km/h là tốc độ khai thác, vận hành tối đa của đoàn tàu Nhổn - ga Hà Nội. Các đoàn tàu metro tại Paris, Berlin,… và các đô thị khác tại châu Á cũng được thiết kế với tốc độ vận hành trên. Đây được coi là tiêu chuẩn thiết kế của các tuyến metro trên thế giới.
Ảnh minh họa |
Vậy tại sao tàu chỉ chạy với vận tốc trung bình 35km/h?
Đầu tiên, với vận tốc 35 km/h tương đương 9,7 m/s. Một giây có thể di chuyển được tới gần 10 mét.
Thứ hai, quãng đường Nhổn - Ga Hà Nội có chiều dài 12,5 km, bao gồm 8,5 km đường sắt trên cao và 4 km ngầm từ Kim Mã tới Ga Hà nội; tổng cộng 12 nhà ga được trải đều trên đường đi với 8 ga trên cao và 4 ga ngầm, tức là tàu sẽ đón trả khách liên tục trong quãng đường 12,5 km đó, dự tính cứ mỗi km sẽ dừng một lần.
Tính chất tàu là dừng đón trả khách liên tục, việc tăng tốc lên quá cao sẽ rất tốn chi phí vận hành khi phải "phóng nhanh phanh gấp" suốt 12 lần liên tục. Hơn nữa, các nhà ga cách nhau trung bình 1 km, tốc độ tối đa 35 km/h sẽ chỉ tương đương với 2 phút di chuyển.
Không phải lúc nào cũng chạy với tốc độ 35 km, sẽ phải tăng tốc khi khởi hành và giảm tốc khi gần tới nhà ga, thời gian di chuyển giữa hai ga sẽ phải lớn hơn 2 phút.
Dự kiến, tổng thời gian tàu chạy từ điểm đầu tới điểm cuối là 43 phút. Với việc tàu dừng ở mỗi ga một phút, ta sẽ có phép tính tìm thời gian để tàu chạy từ ga này đến ga kia và đi hết 12 ga, kèm với thời gian tàu dừng mỗi ga một phút sẽ là: 2x12 + phút
Phép tính trên là giả định tàu luôn chạy với vận tốc 35 km/h, và như đã nói ở trên, điều này bất khả thi. Vì vậy thời gian chạy giữa các ga sẽ phải lớn hơn 2 phút. Sử dụng phép thử loại, tôi tính ra được thời gian gần nhất với thời gian dự kiến: 2,6x12 + ,2 phút
Nếu phép tính trên mà đúng, thời gian di chuyển giữa hai ga chỉ vỏn vẹn 2,6 phút. Ngồi trên tàu kín chạy trên một đường ray riêng, sẽ chẳng phải lo khói bụi hay tắc đường.
Tiến sĩ Xuân Thủy - một chuyên gia với 30 năm nghiên cứu giao thông đô thị, cho biết tốc độ 35 km/h là rất hợp lý.
Thứ ba, đường sắt nội đô là phương án vĩ mô nhằm giảm thiểu lưu lượng phương tiện tham gia giao thông. Lượng xe máy, ô tô và thậm chí cả xe bus trong tương lai sẽ giảm, cho đường sá đỡ đông đúc và an toàn hơn.
Một tuyến đường sắt nội đô cho phép nhiều người có thể di chuyển cùng lúc nhưng lại không chiếm quá nhiều diện tích đất (khi mà tàu chạy trên cao và ngầm dưới đất). Chi phí di chuyển sẽ rẻ hơn và sẽ giảm được ảnh hưởng tới môi trường, mà lượng khói bụi từ phương tiện cá nhân sẽ giảm nếu như chúng ta sẵn sàng chuyển sang phương tiện công cộng.
Vấn đề duy nhất (mà hiện tại tôi có thể nghĩ ra) là phải đến ga đúng giờ, do tàu chỉ chờ ta đúng một phút.
Vận tốc chỉ là một trong nhiều yếu tố cần biết để đánh giá một hệ thống giao thông công cộng; danh sách dài còn bao gồm độ thoải mái của người dùng, độ an toàn, chi phí, khoảng cách trạm đón trả khách, độ đúng giờ và mức độ tiện lợi của đường đi so với quãng đường hành khách vẫn di chuyển.
Cuối cùng, hãy so sánh tốc độ 35 km/h với các tuyến đường sắt nội đô của các nước khác: