Với mục tiêu tiếp tục đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo một cách bền vững và toàn diện. Tạo môi trường thuận lợi để người nghèo, tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội và tự lực vươn lên thoát nghèo. Qua đó, cải thiện, nâng cao mức sống của người nghèo, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị, nông thôn, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả.

Trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2018, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch, hướng dẫn các huyện, thị thành xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2018 để triển khai thực hiện.

Ông Phan Thanh Vân – PGĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang cho biết:  Năm 2018 toàn tỉnh đã xây dựng được 66 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, hỗ trợ 977 hộ (hộ nghèo và cận nghèo) với tổng kinh phí thực hiện 14.819 triệu đồng. Thực hiện 28 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và 21 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn 11 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển của tỉnh, số người tham gia: 764 người; kinh phí thực hiện 11.561 triệu đồng (vốn ngân sách 2018: 3.300 triệu đồng, năm 2017 chuyển sang: 6.715 triệu đồng, nhân dân đóng góp: 1.501 triệu đồng); thực hiện 15 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và 02 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo tại 11 xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh, số ngươi tham gia: 193 người, kinh phí thực hiện 3.303 triệu đồng ( vốn ngân sách 2018: 2.435 triệu đồng, nhân dân đóng góp: 868 triệu đồng).

Tiền Giang: Hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế góp phần giảm nghèo bền vững - Ảnh 1Cây Sả góp phần tăng thu nhập cho các hộ nghèo

Ngoài ra, từ nguồn vốn ngân sách năm 2017 chuyển sang, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn triển khai thực hiện được 02 Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi, giảm nghèo trong Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau của Hội người cao tuổi tỉnh. Số hộ nghèo tham gia 02 Dự án là 100 hộ (hộ nghèo và cận nghèo), Kinh phí thực hiện: 500 triệu đồng. Các hộ này đã sử dụng vốn đúng mục đích, cần cù lao động trồng trọt, chăn nuôi, mua bán nhỏ đạt hiệu quả phù hợp với hoàn cảnh, khả năng của từng hộ, góp phần nâng cao thu nhập của từng hộ.

Nhìn chung, các địa phương đã triển khai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đúng đối tượng (tập trung chủ yếu là hộ nghèo và hộ cân nghèo), đúng định mức và đạt hiệu quả thiết thực, giúp cho người dân có thu nhập, góp phần giảm nghèo và từng bước vươn lên khá giả. Đồng thời đã triển khai lồng ghép nhiều hoạt động ở địa bàn nông thôn, tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi đã làm thay đổi tập quán sản xuất, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Ông Vân cho hay.

Các xã đặc biệt khó khăn tiếp cận hiệu quả những chính sách hỗ trợ

Qua 03 năm (2016-2018), được sự hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo của Trung ương, ngân sách tỉnh và huy động cộng đồng tổng khối lượng công trình hỗ trợ theo vốn Bãi ngang ven biển xây dựng và đưa vào sử dụng là 86 công trình, trong đó đầu tư mới 62 công trình, duy tu bảo dưỡng là 16 công trình và công trình chuyển tiếp: 8 công trình; cùng với việc triển khai thực hiện các giải pháp chính sách từ Chương trình giảm nghèo, các công trình đầu tư trên địa bàn các xã đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hơn 20.053 lượt người hưởng lợi. Thu nhập bình quân trên đầu người tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo cũng được tăng lên đáng kể, năm 2016 là 14,298 triệu đồng đến năm 2018 đạt trên 30 triệu đồng.

Công tác triển khai chính sách cho người nghèo ngày càng được tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức như: phát trên đài truyền thanh của huyện, xã, trên báo chí,… chính sách vay ưu đãi cho người nghèo, gắn với công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, học nghề, việc làm và các chính sách an sinh xã hội khác được các xã triển khai thực hiện tốt góp phần mang lại hiệu quả thiết thực hỗ trợ cuộc sống cho hộ nghèo trên địa bàn các xã bãi ngang ven biển.

 Các chính sách an sinh xã hội và chính sách trợ giúp người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề lao động nông thôn…được lồng ghép triển khai đồng bộ, kịp thời, từ đó tạo điều kiện cho người nghèo phát triển kinh tế gia đình để vươn lên thoát nghèo.

Tiền Giang: Hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế góp phần giảm nghèo bền vững - Ảnh 2Mô hình sinh kế góp phần giảm nghèo bền vững

Được sự hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo của Trung ương, ngân sách tỉnh và huy động cộng đồng, cùng với việc triển khai thực hiện các giải pháp chính sách từ Chương trình giảm nghèo.

 Trong 3 năm 2016 – 2018, toàn tỉnh đã giảm 12.619 hộ nghèo, tương đương giảm 2,46% tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh, từ 5,87% vào cuối năm 2015, xuống còn 3,41% vào cuối năm 2018 (toàn tỉnh còn 16.097 hộ nghèo) bình quân mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 0,82%/năm. Các xã bãi ngang ven biển bình quân mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 4%/năm và kế hoạch tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh sẽ còn 2,99% vào cuối năm 2019, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Nguồn: http://baodansinh.vn/tien-giang-ho-tro-san-xuat-da-dang-hoa-sinh-ke-gop-phan-giam-ngheo-ben-vung-d102899.html

Theo baodansinh.vn