Cứ đến tháng 10 và 11 hằng năm, màu tím hồng của những thảm hoa tam giác mạch lại nở rộ trải khắp vùng cao phía Bắc như thôi thúc biết bao người lên đường đến Hà Giang để được chìm đắm trong vẻ đẹp nao lòng của loài hoa mùa thu này.

Trước kia hạt của hoa được dùng để làm bánh, nay phần nhiều dùng làm thức ăn nuôi gia súc. Lá tam giác mạch non được dùng như một loại rau xanh, khi luộc lên ăn ngọt và mát. Chỉ có hoa là không dùng làm gì, nhưng lại làm náo nức bao kẻ qua đường.

Vẻ đẹp của những cánh đồng tam giác mạch làm say đắm bao người.

Vẻ đẹp của những cánh đồng tam giác mạch làm say đắm bao người. (Nguồn: Facebook Oldcatdo, tìm kiếm từ Google).  

Theo kế hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình, UBND tỉnh Hà Giang đồng ý cho phép tổ chức Lễ hội Hoa tam giác mạch tại huyện Đồng Văn. Dự kiến, lễ hội sẽ được tổ chức vào đầu tháng 10/2015, thời điểm mà hoa tam giác mạch nở rộ và có hoa đẹp nhất trong năm. 

Lễ hội Hoa tam giác mạch sẽ được tổ chức gắn với chuỗi hoạt động văn hóa diễn ra như: Festival khèn Mông lần thứ 3, trưng bày triển lãm ảnh nghiệp dư với chủ đề sáng tác, quảng bá về Cao nguyên đá Đồng Văn, hội chợ du lịch Cao nguyên đá…

Tam giác mạch nó mang trong mình một truyền thuyết rất xinh đẹp và mộng mơ. Chuyện kể rằng nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô đi gieo hạt nơi hạ giới, mày trấu, mày ngô chẳng biết làm gì bèn đổ vào khe núi.

Hoa tam giác mạch có một câu chuyện rất xinh đẹp và mộng mơ.

Hoa tam giác mạch có một câu chuyện rất xinh đẹp và mộng mơ.

Cây ngô, cây lúa lớn lên cho hạt. Người người lấy hạt về ăn. Khi ngô lúa trong nhà đã cạn mà vụ sau vẫn chưa tới, cái đói về u ám bản làng. Một hôm mọi người họp nhau lại rồi chia đi khắp núi rừng để tìm cái ăn. Nhiều ngày trôi qua,nhiều nơi đã đến, nhiều hang cùng góc núi đã lục tìm mà vẫn chưa thấy gì có thể làm no cái bụng.

Một hôm, thoảng bay trong gió mùi hương là lạ, từ trước đến giờ chưa ai được ngửi. Mọi người cùng tìm đến khe núi,và ai nấy đều ngỡ ngàng, một rừng hoa li ti trải dài suốt từ núi bên này sang núi bên kia, nhìn kỹ mới thấy những cái lá có hình tam giác ẩn nấp khá kín ở dưới hoa.

Khi kết hạt mọi người đem về ăn thử thấy ngon không kém gì ngô và gạo. Cái bụng đã ngủ yên không lóc óc đòi ăn nữa. Khói bếp lại bay lên mỗi chiều. Vì là họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô, nên gọi là mạch, lá có hình tam giác, và thế là nó có tên “tam giác mạch”.

Ban tổ chức lễ hội hoa Tam giác mạch mong muốn sẽ đưa văn hóa đặc sắc của các dân tộc bản địa tới với nhiều người.

Đây là lần đầu tiên Hà Giang tổ chức Lễ hội Hoa tam giác mạch với quy mô cấp tỉnh. Qua sự kiện, Ban tổ chức sẽ giới thiệu những hình ảnh đặc sắc, nét văn hóa truyền thống, bản địa của bà con nhân dân sống trên vùng Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đến với đông đảo khách du lịch, bạn bè trong nước, quốc tế.

Trang Bùi (tổng hợp)/ Theo Zing