1. Hồ sơ đầy đủ đúng yêu cầu

Bạn cần chuẩn bị đầu đủ hồ sơ theo đúng yêu cầu của ngân hàng cũng như vị trí tuyển dụng.

Đối với CV bạn lưu ý tự mình viết một CV hoàn chỉnh về các kinh nghiệm, thành tích đạt được… để đó và khi cần apply vào ngân hàng nào đó, bạn chỉ cần lấy ra, điền những thông tin mà ngân hàng đó cần vào form yêu cầu của họ là được.

Tại một số vị trí yêu cầu về chiều cao nếu như bạn thiếu 1 chút về chiều cao thì nên "ăn gian" điền bằng yêu cầu tuyển dụng. Ví dụ, bạn cao 1m67, bạn có thể ghi trong CV là chiều cao 1m70. Bởi vì khi đến phỏng vấn, bạn đi giày đế cao thì người ta cũng không bắt bạn phải bỏ giày để đo chiều cao đâu.

Bởi các ngân hàng hiện nay thường dùng phần mềm quản lý nhân sự, họ sẽ import file excel mình, điền vào một hệ thống và dùng các hàm (như kiểu hàm IF trong excel để sơ loại). Vì vậy, có thể họ đã đặt 1 hàm với cấu trúc rằng IF chiều cao.

2. Kinh nghiệm vòng thi viết

Đừng nghĩ rằng các câu hỏi trong đề thi sẽ chỉ chú trọng vào phạm vi của lĩnh vực mình ứng tuyển

Các ngân hàng không chỉ đưa ra các câu hỏi liên quan đến nghiệp vụ mà bạn thi tuyển mà còn có khá nhiều các câu hỏi khác liên quan đến ngân hàng cũng như các thông tin kinh tế xã hội đòi hỏi bạn phải nắm được như: Giá xăng RON 92 hiện tại có giá là bao nhiêu tiền, Hội sở của ngân hàng nằm ở đâu? Lãi suất cơ bản hiện tại đang được NHNN quy định là bao nhiêu?

Do đó để có sự chuẩn bị tốt nhất bạn nên cập nhật tin tức hằng ngày qua các phương tiện thông tin đại chúng và luật pháp, đặc biệt phải nhớ các con số có liên quan, đặc biệt về ngành ngân hàng và kinh tế vĩ mô như % nợ xấu, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát năm vừa qua. 

3. Kinh nghiệm cho phần phỏng vấn

Vòng phỏng vấn là vòng cạnh tranh khốc liệt nhất với mọi thí sinh tham gia. Nhiều bạn nghĩ rằng về bản thân mình thì cần gì phải chuẩn bị, có sao nói vậy cũng được.

Tuy nhiên, bạn sẽ không thuyết phục được nhà tuyển dụng nếu bạn không có những số liệu, những ví dụ để minh chứng cho các câu trả lời của mình. Do đó hãy chuẩn bị trước những câu trả lời sẵn.

Một số câu các nhà tuyển dụng ngân hàng thường hỏi:

1. Xin mời em giới thiệu về bản thân mình? 

2. Em hiểu gì về công việc sắp tới?

3. Tại sao bạn lại lựa chọn ngân hàng tôi làm việc?

4. Bạn có nộp hồ sơ vào các ngân hàng khác hay không?

5. Khi đang làm việc ở ngân hàng tôi, bạn được một ngân hàng khác mời gọi với mức lương cao hơn, bạn sẽ xử lý thế nào?

6. Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?

7. Điểm yếu của bạn là gì?

8. Bạn còn câu hỏi nào hỏi nào dành cho chúng tôi hay không?

Trong quá trình phỏng vấn:

  • Thoải mái, trả lời các câu hỏi phỏng vấn, bạn đã có phần chuẩn bị các câu hỏi tổng quan và các câu hỏi chuyên môn một cách kỹ lưỡng như thế rồi cơ mà. Và tôi luôn nhắc nhở các bạn rằng, “Khi phỏng vấn, hãy là chính mình nhưng phải biết khôn ngoan”
  • Nếu gặp câu hỏi nào khó quá mà mình không trả lời được ngay thì bạn nên:

+ Xin thời gian để chuẩn bị. Anh/chị cho em khoảng 3 phút để chuẩn bị câu trả lời

+ Sử dụng từ “Theo quan điểm của em như sau”… trả lời hết sức có thể.

+ Còn câu hỏi không thuộc lĩnh vực của bạn, không biết mình phải nói cái gì thì nên nói thẳng em nghĩ rằng mình cũng chưa tìm hiểu về lĩnh vực này, xin phép được tìm hiểu sau.

4. Kinh nghiệm học với các phần thi IQ và tiếng Anh

Lời khuyên duy nhất cho các bạn ở phần thi này đó là cố gắng rèn luyện, cày nhiều bài tập theo các sách có sẵn. Hãy tưởng tượng như các bạn đang ôn thi đại học vậy, mình tinh rằng, nếu làm được như vậy, bạn sẽ thành công. 

Nhưng có một điều các bạn phải lưu ý đó là các bài này hầu hết từ vựng liên quan đến chủ đề về tài chính ngân hàng. Vì vậy, nếu trường của các bạn có dạy môn tiếng Anh chuyên ngành (như FTU chẳng hạn), thì nên lấy sách đó ra, xem lại và làm lại bài tập trong các cuốn sách đó.

Hạn chế trao đổi, bình luận các kiến thức có liên quan đến nội dung thi cử với những ứng viên thi cùng

Bạn có thể nghĩ rằng điều này là ích kỷ ki bo, mình chia sẻ với người ta thì người ta sẽ chia sẻ lại với mình. Nhưng tôi không nghĩ như vậy, tuyển dụng vào bất cứ một tổ chức nào cũng giống như kì thi đại học vậy, do đó bạn cần giữ cho mình những bí kíp riêng đây có thể chính là chìa khóa để bạn thành công trong đợt tuyển dụng này.

Các câu hỏi thường có khi đi phỏng vấn tại các Ngân hàng: 

- Tự giới thiệu về bản thân?

- Tại sao bạn thích làm Ngân Hàng A?

- Bạn có những hiểu biết gì về Ngân Hàng A?

- Tại sao bạn thích làm ở vị trí… (vị trí mà bạn xin vào)?

- Bạn muốn Ngân hàng trả cho bạn mức lương bao nhiêu? Nếu Ngân hàng chỉ trả cho bạn mức lương thấp không như mong muốn của bạn, bạn có chấp nhận làm không? Nếu Ngân Hàng mở phòng giao dịch ở rất xa, và đang thiếu người bạn có chấp nhận đi không?

- Bạn nghĩ  trong vòng 5 hoặc 10 năm nữa bạn sẽ ở vị trí nào?

- Theo bạn thì điểm yếu và điểm mạnh của mình là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến công việc của bạn?

- Nếu là một nhân viên của Ngân Hàng, bạn sẽ làm thế nào để thuyết phục khách hàng đến với Ngân Hàng của bạn?

Gợi ý trả lời một số câu hỏi:

Bạn muốn Ngân hàng trả cho bạn mức lương bao nhiêu?

Nhận xét: Đưa ra 1 mức lương áng chừng, nhưng hỏi kiểu này chắc bạn phải đưa ra mức lương tối thiểu đó.

Trả lời:

Khi đến bất cứ 1 nơi làm việc nào, điều tôi quan tâm đến cùng là các yếu tố về: Thu nhập, môi trường làm việc, các chế độ đãi ngộ & khả năng thăng tiến. Tôi cũng mong muốn 1 mức lương có thể đảm bảo được các sinh hoạt phí hàng tháng cho tôi và các điều kiện để có thể nâng cao kĩ năng của mình.

Nếu ngân hàng gặng hỏi thêm: “….thế là bao nhiêu ?”

Trả lời: Quả thực, để đưa ra mức lương trước một công việc mà mình chưa biết rõ về nó thật khó. Tuy nhiên, tôi mong muốn 1 mức lương tối thiểu là 5 triệu đồng, để đảm bảo cho các khoản chi phí sinh hoạt hàng ngày.

Tôi biết rằng khi thử việc tại ngân hàng thì mức lương có thể sẽ thấp hơn 5 triệu đồng và tôi hoàn toàn chấp nhận điều đó, để khẳng định mình và làm quen dần với công việc.

Nếu Ngân hàng chỉ trả cho bạn mức lương thấp không như mong muốn của bạn, bạn có chấp nhận làm không?

Nhận xét: Câu hỏi này rất khó đưa ra đáp án cụ thể, cách trả lời tốt nhất là nên đưa ra cách trả lời mở – theo cách dưới đây là cách trả lời khôn ngoan nhất.

Trả lời:

Theo tôi, với mỗi người khác nhau sẽ có năng lực cụ thể khác nhau để hoàn thành công việc. Nếu tôi được làm việc tại ngân hàng, hoàn thành tốt công việc được giao và đem lại cho ngân hàng nhiều giá trị gia tăng.

Khi ngân hàng phát triển tốt, có lợi nhuận cao thì không lý gì lại trả cho tôi một mức lương thấp. Bởi vậy để chứng minh năng lực làm việc của tôi từ khi mới vào làm, tôi sẽ chấp nhận ở một mức lương thấp hơn các nhân viên khác.

Giả sử: Ngân hàng gặng hỏi thêm: “… NH đang cần đầu tư vào 1 dự án có tính chiến lược, nên có thể vẫn chưa tăng lương cho bạn, liệu bạn có chấp nhận không ?”

Trả lời:

Tôi biết rằng thu nhập của một nhân viên có ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động; xét trong yếu tố vĩ mô thì đó là cơ sở để kích thích nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và kích thích nền kinh tế tăng trưởng.

Với 2 lý do này, tôi nghĩ thu nhập của nhân viên nên tương xứng và theo kịp với mặt bằng chung của xã hội, điều này sẽ có lợi cho cả công ty và có lợi cho cả nền kinh tế.

Việc NH đầu tư vào 1 dự án chiến lược và buộc phải hi sinh đi 1 phần lợi ích của các cán bộ công nhân viên, theo tôi có thể chưa phải là 1 bước đi hợp lý. Có lẽ phải tuỳ trường hợp cụ thể mà tôi sẽ chấp nhận làm việc tại NH nữa hay không.

Nếu Ngân Hàng mở phòng giao dịch ở rất xa, và đang thiếu người bạn có chấp nhận đi ko?

Trả lời: Lúc đó, tôi sẽ tuỳ trường hợp cụ thể: Phòng giao dịch đó ở đâu ? Liệu NH có chu cấp phương tiện đi lại cho tôi không ? Tham khảo cả ý kiến của gia đình tôi và tôi sẽ chấp nhận hay không. Dù ở hoàn cảnh nào, tôi vẫn luôn ưu tiên để cho công việc được thuận lợi và suôn sẻ nhất.

 

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam