Cô hồn là cách gọi của dân gian về những linh hồn vất vưởng không nơi nương tựa, không người thờ cúng hoặc bị chết đói chết khát, chết đường chết chợ mà không có người thân tiếp nhận hoặc nơi nào thờ cúng.

Tháng cô hồn được dân gian quan niệm là thời gian mà chính những linh hồn, ma quỷ từ dưới âm phủ, gồm cả linh hồn của tổ tiên quay về trần gian báo ân báo oán, ai có nợ trả nợ, ai có ơn trả ơn nên trong tháng này cần tích cực ăn chay niệm Phật, hạn chế sát sinh để tránh gặp điều xui xẻo.

Tháng cô hồn diễn ra bắt đầu từ ngày 02/07 đến hết ngày 29/07 âm lịch trùng với tháng Vu Lan báo hiếu, và rằm tháng 7 cũng là ngày "ngày xá tội vong nhân".

Trong khi cúng cô hồn, ba người này cần tuyệt đối tránh mặt - Ảnh 1.

Làm lễ cúng cô hồn đi kèm với những mâm cỗ để tỏ lòng thành kính, hóa giải những điều không may, cầu mong mọi điều tốt lành đến với gia chủ. Ảnh minh họa.

Về thời gian cúng rằm tháng 7, người xưa thường thực hiện lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên vào ban ngày. Còn lễ bố thí cho các cô hồn khi thất thế, sa cơ lỡ vận, không nơi nương nựa vào buổi chiều tối. Trong đó, mâm lễ cúng cô hồn thường không nên làm cỗ mặn như: thịt gà, xôi, thịt, chả, cá tôm… bởi theo quan niệm dân gian, đồ ăn mặn sẽ khơi dậy "tham, sân, si" ở các vong hồn khiến họ khó siêu thoát, quanh quẩn trần thế quẫy nhiều dương gian.

Lòng thành của con người thể hiện ở cái tâm, không cần chú trọng vào "mâm cao, cỗ đầy". Mâm cỗ cúng cô hồn trong truyền thống thường bao gồm: cháo loãng, gạo, muôi, cơm trắng, canh, nước lã, xôi, chè (các loại chè), khoai (khoai lang, khoai sọ) luộc, bỏng ngô, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá, hương hoa, quần áo chúng sinh… Yêu cầu mâm cúng được trình bày đẹp mắt, sạch sẽ gọn gàng và thể hiện được thái độ trân trọng.

Trong khi cúng cô hồn, ba người này cần tuyệt đối tránh mặt - Ảnh 2.

Bày lễ và cúng cô hồn ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà.

Nơi cúng cô hồn thường được đặt ở vỉa hè, khu vực ngã ba, cổng làng... Tuyệt đối không để mâm cúng trong nhà hoặc phạm vi nơi ở. Việc cúng cô hồn tiến hành sau khi đã cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên.

Theo tập tục truyền thống sau khi cúng lễ cô hồn xong phải thực hiện việc mời các vong đi, tức là phải có thủ tục "tiễn khách" để tránh đưa vong hồn vào nhà. Ở một số nơi, người dân còn vãi gạo, muối ra sân, đường làng.

Đặc biệt, ba nhóm người gồm trẻ con, phụ nữ mang thai và người già được quan niệm rằng nên tuyệt đối tránh lại gần khi cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc, quấy rối.

 
Nguồn: http://giadinh.net.vn/o/trong-khi-cung-co-hon-ba-nguoi-nay-can-tuyet-doi-tranh-mat-20190809151234705.htm

Theo báo Gia đình & xã hội