8h11
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lúc 8h sáng nay, áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 1 tiếp tục gây gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-10 ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ở Hà Nội gió giật mạnh cấp 8-9.
Tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông; trên khu vực đất liền các tỉnh Nam Đồng Bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/h), giật cấp 8-9.
Dự báo, trong 3 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thêm. Mưa to đến rất to tập trung ở các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Hòa Bình; riêng ở Hà Nội còn có gió giật mạnh cấp 8-9 và mưa rất to (50-100mm).
Các đường phố Hà Nội trong cơn bão số 1
Tại tuyến đường Ngô Gia Tự, ghi nhận vào sáng 28/7, gió to khiến các biển báo sập đổ hàng loạt
Nhiều cây bật gốc và đổ trên đường Ngô Gia Tự
Mưa gió to khiến cây gãy đổ trên nhiều đoạn đường, giao thông đi lại khó khăn
Bão lớn gây khó khăn cho người dân trong việc di chuyển tại đường Nguyễn Văn Cừ
Nhiều người đứng chờ xe buýt phải giữ chặt ô tránh để ô bị bật
Nhiều tuyến phố nội thành Hà Nội có khả năng bị ngập: Ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, Giải phóng, Phạm Văn Đồng, Phan Văn Trường, Trường Chinh, Giáp Bát, Minh Khai, Thái Hà, Nguyễn Trãi, Hoàng Mai, Định Công, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Xiển, Vũ Trọng Phụng, Khuất Duy Tiến, Hoa Bằng, Đội Cấn, Thụy Khuê, Nguyễn Khuyến, Lê Duẩn, Quang Trung, Tố Hữu, Dương Nội (Hà Đông)…
Cây bật gốc và gãy đổ tại Long Biên
Gió mạnh đã khiến rất nhiều cây xanh tại Hà Nội bị gãy cành, hoặc đổ nghiêng trên vỉa hè, chắn ngang đường… tại một số tuyến đường đông đúc, cây xanh đổ ngang có thể gây ra ách tắc trong buổi sáng.
Cây bật gốc tại tuyến đường Trần Quang Khải
Một chiếc ô tô bị mắc kẹt vì bị cây đổ vào
Cây bật gốc đè vào ô tô trên đường Trần Quang Khải.
Do mưa bão quá lớn, tại tuyến đường Trần Quang Khải, nhiều người dân đi đường phải tránh tạm vào tòa nhà cao tầng gần đó
Mưa bão gây ra gió giật mạnh, nhiều người đi đường buộc phải dừng lại không thể di chuyển tiếp được. Nguồn: beatvn
Tại tuyến đường Trần Nguyen Hãn, mưa gió lớn làm 2 cây cổ thụ bật gốc
Cơn bão cùng trận mưa lớn khiến người dân ở khắp nơi hoang mang, lo lắng. Rất nhiều người chủ động xin nghỉ làm vì không thể ra đường trong thời tiết như thế này. Một số cửa hàng tạm thời đóng cửa, hoãn ship hàng vì không di chuyển được.
Lực lượng chức năng có mặt điều tiết giao thông qua lại tại đây
Cây xà cừ đổ dọc tại đoạn Hai Bà Trưng - Quang Trung, khu vực đối diện Thư viện Quốc gia đè lên một ô tô con
8h00
Tại khu vực Hà Đông, nhiều xe máy đi trên đường Trần Phú đã bị gió quật đổ. Nhiều người phải dừng lại không đi nổi. Có những người đi xe đạp bị gió thổi người một nơi, xe một nơi. Nhất là qua các điểm nhà cao tầng hút gió như gần bến xe Hà Đông, khu đô thị Mỗ Lao, đặc biệt là khu vực Mỹ Đình nơi có nhiều tòa nhà cao hút gió....
Quan sát của PV, trục đường chính từ Hà Đông lên các quận trung tâm là Trần Phú (Hà Đông) - Nguyễn Trãi - Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng hàng ngày vào giờ tan tầm đông đúc, kẹt cứng nhưng hôm nay vắng vẻ.
7h50:
Video: Gió giật tung người trên đường Phạm Hùng
7h40:
Trên cao tốc Quốc lộ 1A đoạn Pháp Vân -Cầu Giẽ, rất nhiều biển quảng cáo bị gió quật đổ.
Ảnh: Trần Thường - Nhị Tiến |
7h20:
Chiếc Hyundai Grand I10 biển kiểm soát 30P 7548 bị cây đè bẹp dúm, người lái xe bị thương. Ảnh: Minh Đức |
Ảnh: Minh Đức |
7h15:
Đường Hồ Đắc Di, quận Đống Đa, người dân không thể di chuyển bằng xe máy vì gió quá mạnh.
Ảnh: Bảo Anh |
Trên đường Giải phóng, người đi làm bằng xe máy di chuyển chậm. Ảnh: Trần Thường |
7h:
Gió giật từng cơn. Cây bật gốc chắn ngang đường trên phố cổ Hà Nội.
Ảnh chụp tại phố Hàng Bún - Phạm Hồng Thái. Ảnh: Anh Vân |
6h40:
Hà Nội: Xe máy đổ ngổn ngang
Gió mạnh khiến xe máy đổ ngổn ngang trên đường Hà Nội.
Ảnh: Nguyễn Vân Anh |
6h:
Cấp độ rủi ro thiên tai số 3
Theo Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn TƯ, do ảnh hưởng của bão số 1, ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã có gió mạnh cấp 8-9, vùng ven biển cấp 10, gió giật mạnh cấp 10-13; các nơi khác ở ven biển và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-10; ở Hà Nội có gió giật mạnh cấp 6-7.
Trong 6-12 giờ vừa qua, ở các tỉnh ven biển Đông Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 50-100mm, một số nơi có mưa lớn hơn như Nam Định 126mm, Ninh Bình 173mm, Thái Bình 186mm.
Hồi 5 giờ sáng nay (28/7), vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ vĩ Bắc; 105,8 độ kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Nam Đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/h), giật cấp 9-11.
Ảnh đường đi và vị trí cơn bão |
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 28/7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 104,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/h).
Do ảnh hưởng của bão sau suy yếu thành vùng áp thấp, vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cô Tô, Vân Đồn) sáng nay (28/7) còn có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Hòa Bình có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9-11.
Các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa cả đợt do bão số 1 gây ra phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng thuộc đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Việt Bắc và Tây Bắc.
Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Theo VOV, đêm qua (27/7), bão số 1 đã đổ bộ và càn quét ở tỉnh Thái Bình. Gió rất to làm nhiều nhà dân bị tốc mái, cây cối đổ la liệt ngoài đường.
Mất điện xảy ra trên diện rộng, đứt dây trên các đường dây trung thế, hạ thế. Nhiều tuyến đường khu vực trung tâm thành phố Thái Bình, cây cối, biển quảng cáo, đèn trang trí đổ la liệt, chắn ngang đường, khiến cho việc lưu thông của các phương tiện gặp rất nhiều khó khăn. Cảnh tan hoang sau bão diễn ra tại nhiều nơi, nhất là vùng ven biển các huyện Tiền Hải và Thái Thụy.
Đến thời điểm này, Thái Bình chưa thể thống kê hết được thiệt hại nhưng nguy cơ mất an toàn trong bão là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi toàn tỉnh có tới gần 17.500 người sống trong các ngôi nhà yếu cần phải sơ tán khẩn cấp và đến tối qua vẫn còn gần 40 tàu thuyền chưa thể liên lạc được
Mưa bão cũng gây ngập úng ngập hàng chục nghìn hécta lúa mùa và ước tính số thủy sản nuôi trồng ngoài bãi bị thiệt hại cũng không nhỏ. Trong số 80.000 ha héc ta lúa của Thái Bình có hơn 15.000 ha gieo thẳng. Diện tích nuôi ngao ngoài biển gần 3000 ha với 1.540 chòi canh ngao.
Ông Phạm Văn Xuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết, lâu lắm rồi Thái Bình mới xảy ra mưa bão lớn như vậy, khiến lực lượng chống bão nhiều lúc bị động, không kịp trở tay.
Ông Xuyên nói: “Thái Bình là tâm điểm của bão, lúc 7h tối bão giật cấp 10 rồi, bão đã chắc chắn đạt cấp 11 trở lên rồi. Cấp gió dự báo về Thái Bình chưa đúng với thực tiễn, vì trên thực tế gió giật trên cấp 11”.
0h45:
Tỉnh Ninh Bình cũng có mưa và gió rất lớn.
Cây cối đổ la liệt trên một số tuyến phố Thái Bình. Ảnh: VTC |
Dự báo trong đêm nay, trên đường di chuyển, bão số 1 cũng sẽ quét qua thủ đô Hà Nội với sức gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 gây mưa to 100-200mm.
Đang có mặt tại huyện miền biển Tiền Hải (Thái Bình), anh Nguyễn Lương Bằng cho biết, bắt đầu từ 17h ngày 27/7, khu vực này đã có gió to nổi lên, kèm theo mưa.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Phạm Văn Xuyên đã trực tiếp xuống huyện Tiền Hải để chỉ đạo công tác phòng chống bão số 1.
Người dân phải dùng thanh gỗ lớn để cài cửa chống bão tại Thái Bình. Ảnh: Đặng Tuấn - Otofun |