Sơn Đoòng - Một đường hầm khổng lồ

Hang Sơn Đoòng được một người nông dân tên Hồ Khanh phát hiện năm 1991. Theo lời kể của Hồ Khanh, khi đó anh làm nghề tìm trầm trong rừng. Trong một lần đi làm anh gặp một cơn mưa rừng lớn, lo sợ sẽ có lũ quét, Hồ Khanh đã quyết định tìm chỗ trú mưa. Thật tình cờ, anh đã trú mưa… đúng tại hang Sơn Đoòng.

Vào thời điểm phát hiện hang Sơn Đoòng, anh Hồ Khanh không hề biết tới giá trị của hang động. Không lâu sau chuyến đi ấy, anh bỏ nghề tìm trầm và quay lại làm ruộng.

Suốt 15 năm sau đó, tung tích của hang động này vẫn nằm trong bóng tối. Mãi cho tới năm 2006, khi một đoàn thám hiểm của Hiệp hội Hoàng gia Anh tới tìm kiếm hang động mới ở Phong Nha - Kẻ Bàng, anh Khanh mới đem câu chuyện của mình kể cho họ nghe. Đó cũng là lúc chuyến hành trình tìm lại hang động năm xưa bắt đầu.

Tuy nhiên, chuyến đi tìm lại hang động năm xưa đã không hoàn toàn thành công. Tất cả những gì trong trí nhớ của anh Khanh đó là một hang động lớn, gió thổi mạnh 24/24 giờ.

Ngay cả khi được sự trợ giúp của các thiết bị khoa học tối tân và phần mềm Google Earth, đoàn thám hiểm vẫn không tìm được hang Sơn Đoòng. Phải tới năm 2009, anh Hồ Khanh mới chính thức tìm lại được hang động năm xưa.

Hang Sơn Đoòng lọt top điểm cắm trại ấn tượng nhất thế giới

Hang Sơn Đoòng lọt top điểm cắm trại ấn tượng nhất thế giới.

Theo các nhà địa chất học, hang Sơn Đoòng được hình thành cách đây khoảng 2 - 5 triệu năm, khi nước sông chảy ngang vùng đá vôi bị vùi lấp dọc theo một đường đứt gãy. Dòng nước gây xói món và tạo ra một đường hầm khổng lồ như ngày nay.

Kích thước của hang Sơn Đoòng rất lớn với chiều dài ít nhất là 5km, tương đương sức chứa khoảng 68 chiếc máy bay Boeing 777.

Thậm chí, con số này có thể lớn hơn bởi theo các nhà khoa học, những phương tiện hiện đại nhất ngày nay cũng chưa khám phá được hết chiều dài thực sự của hang động này.

Trong hang Sơn Đoòng, các chuyên gia phát hiện những vị trí có kích thước rất lớn. Một bức ảnh do nhiếp ảnh gia Carten Peter chụp tháng 5/2010 ghi nhận đoạn hang có bề rộng 91,44m và vòm cao gần 243,84m - hoàn toàn có thể chứa cả một tòa nhà cao 40 tầng ở New York.

Trang National Geographic thậm chí còn so sánh rằng, hang cao tới mức xếp chồng 25 chiếc xe bus hai tầng vào vẫn thoải mái.

Sự hùng vĩ và đồ sộ về cảnh quan của hang Sơn Đoòng khiến nó được thế giới vinh danh là “The Great Wall of Viet Nam” (hiểu là "Vạn Lý Trường Thành" của Việt Nam, giống như “The Great Wall of China” là Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc).

Cảnh quan sinh vật đa dạng

Không chỉ nổi tiếng về kích thước khổng lồ mà hang Sơn Đoòng còn được biết tới bởi sự đa dạng trong cảnh quan sinh vật.

Trong hang Sơn Đoòng, các nhà thám hiểm phát hiện cả một cánh rừng nguyên sinh với thảm thực vật phong phú, chưa hề có dấu vết con người. Các chuyên gia thậm chí đã gọi khu rừng trong hang này là “vườn địa đàng” nhằm tôn vinh vẻ đẹp tuyệt mĩ này.

Một điểm đặc biệt khác của hang Sơn Đoòng, đó chính là hệ thống nhũ đá và "ngọc trai" hang động khổng lồ. Trải qua hàng triệu năm dưới tác động của ngoại lực, Sơn Đoòng sở hữu những cột măng đá cao tới 70m.

Ngoài ra, người ta còn phát hiện những viên "ngọc trai" hang động (ngọc thạch bao bọc một loại hạt giống như ngọc trai dưới biển, thành phần chủ yếu là canxi) to bậc nhất thế giới ở Sơn Đoòng.

Thông thường, các viên "ngọc trai" dạng này chỉ có đường kính khoảng 1cm nhưng riêng ở Sơn Đoòng, chúng to bằng quả bóng chày.

Với vẻ đẹp của mình, hang Sơn Đoòng thu hút rất nhiều khách du lịch với 98% là người nước ngoài. Trong số đó, có những gia đình cả ba thế hệ đều từng chinh phục hang động này, hay ngay cả các siêu mẫu như Jasmina Mala (người Czech) và thái tử Ahmed Hamdan (tới từ Abu Dhabi) cũng từng thám hiểm hang động lớn nhất thế giới ở Việt Nam.

Dưới đây là danh sách top 10 điểm cắm trại ấn tượng nhất thế giới:

1. Sơn Đoòng, Việt Nam

Đây là hang động lớn nhất thế giới, dài gần 9 km, rộng gần 200 m, cao hơn 150 m và có khí hậu riêng. Du khách sẽ phải chi khoảng 1.800 bảng (53 triệu đồng) để có thể cắm trại ở đây. Ảnh: Shuterstock.

Đây là hang động lớn nhất thế giới, dài gần 9 km, rộng gần 200 m, cao hơn 150 m và có khí hậu riêng. Du khách sẽ phải chi khoảng 1.800 bảng (53 triệu đồng) để có thể cắm trại ở đây. Ảnh: Shuterstock.

2. Waldseilgarten Hollschlucht, Đức

Khu cắm trại này nằm sâu trên dãy núi Alps, mang đến du khách cơ hội qua đêm trên chiếc lều treo trên cây. Ảnh: Shuterstock.

Khu cắm trại này nằm sâu trên dãy núi Alps, mang đến du khách cơ hội qua đêm trên chiếc lều treo trên cây. Ảnh: Shuterstock.

3. Công viên quốc gia Yosemite, Mỹ

Những người ưa mạo hiểm đến công viên quốc gia ở California đã dựng lều treo vách đá, sau đó ngủ giữa lưng chừng trời. Ảnh: Corey Rich.

Những người ưa mạo hiểm đến công viên quốc gia ở California đã dựng lều treo vách đá, sau đó ngủ giữa lưng chừng trời. Ảnh: Corey Rich.

4. Laojun, Trung Quốc

Năm 2016, một nhóm du khách đã dựng khoảng 100 lều đầy màu sắc trên núi Laojun, ở độ cao hơn 1.000 m. Ảnh: Shuterstock.

Năm 2016, một nhóm du khách đã dựng khoảng 100 lều đầy màu sắc trên núi Laojun, ở độ cao hơn 1.000 m. Ảnh: Shuterstock.

5. Pemberton, Canada

Nếu thích không khí lạnh giá, Pemberton của British Columbia có rất nhiều động băng để bạn cắm trại, bao gồm cả sông băng Appa. Ảnh: Science Photo Library RM.

Nếu thích không khí lạnh giá, Pemberton của British Columbia có rất nhiều động băng để bạn cắm trại, bao gồm cả sông băng Appa. Ảnh: Science Photo Library RM.

6. Hoverla, Ukraine

Trên ngọn núi cao nhất Ukraine, những du khách thích mạo hiểm sẽ tìm thấy một chỗ trú ẩn trong trại hoặc lều săn bắn để ngắm dải ngân hà. Ảnh: Shuterstock.

Trên ngọn núi cao nhất Ukraine, những du khách thích mạo hiểm sẽ tìm thấy một chỗ trú ẩn trong trại hoặc lều săn bắn để ngắm dải ngân hà. Ảnh: Shuterstock.

7. Nam Cực

Nam Cực là một trong những khu vực còn lại cuối cùng trên thế giới chưa chịu tác động của ngành du lịch. Các khách đi tàu có thể cắm trại một đêm ở đây, còn các nhà khoa học thường dành nhiều tháng trong căn lều này. Ảnh: Shuterstock.

Nam Cực là một trong những khu vực còn lại cuối cùng trên thế giới chưa chịu tác động của ngành du lịch. Các khách đi tàu có thể cắm trại một đêm ở đây, còn các nhà khoa học thường dành nhiều tháng trong căn lều này. Ảnh: Shuterstock.

8. Amarnath, Ấn Độ

Đây là ngôi đền Hindu được bao quanh bởi các ngọn núi phủ tuyết. Mỗi năm, hàng nghìn người mộ đạo hành hương đến đây. Người dân địa phương cho thuê lều phục vụ khách du lịch và các nhà thám hiểm. Ảnh: Pavan Sakaram.

Đây là ngôi đền Hindu được bao quanh bởi các ngọn núi phủ tuyết. Mỗi năm, hàng nghìn người mộ đạo hành hương đến đây. Người dân địa phương cho thuê lều phục vụ khách du lịch và các nhà thám hiểm. Ảnh: Pavan Sakaram.

9. Nhà cao tầng, Anh

Năm 2009, một hãng đồ uống đã thành lập khu cắm trại đầu tiên của Anh trên một tòa nhà cao tầng trung tâm London. Tại đây các du khách được ngắm mặt trời mọc trong thành phố độ cao 70 m. Ảnh: Shuterstock.

Năm 2009, một hãng đồ uống đã thành lập khu cắm trại đầu tiên của Anh trên một tòa nhà cao tầng trung tâm London. Tại đây các du khách được ngắm mặt trời mọc trong thành phố độ cao 70 m. Ảnh: Shuterstock.

10. Lễ hội Burning Man, Mỹ

Không có gì kích thích hơn việc dựng lều ở Burning Man, lễ hội thường niên rực cháy ở sa mạc Nevada. Hàng nghìn người cắm trại không ngại đối đầu với các trận bão cát để thưởng thức những công trình nghệ thuật khổng lồ.

Không có gì kích thích hơn việc dựng lều ở Burning Man, lễ hội thường niên rực cháy ở sa mạc Nevada. Hàng nghìn người cắm trại không ngại đối đầu với các trận bão cát để thưởng thức những công trình nghệ thuật khổng lồ.

Theo Tường Vy / Reatimes