Tới dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường- Ban Tuyên giáo Trung ương; Lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng, các Sở, ngành của tỉnh, Ban tuyên giáo, Phòng văn hoá, Đài phát thanh các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh

Sau khi nghe lãnh đạo Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trao đổi, ý kiến phát biểu của lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông về tầm quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với mọi mặt đời sống xã hội cũng như đối công tác tuyên giáo, lĩnh vực truyền thông…

Quang cảnh buổi hội thảo 

Các đại biểu tham dự hội thảo đều nhận thức sâu sắc rằng: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là bước ngoặt quan trọng, là điều kiện vô cùng thuận lợi để Việt Nam theo kịp xu hướng phát triển của thế giới.

 Có thể thấy, cuộc cách mạng này đã có tác động mạnh mẽ đến tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với lĩnh vực truyền thông đã mở ra một kỷ nguyên mới, chuyển dịch từ phương pháp truyền thống sang truyền thông công nghệ số.

Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là hình thành của thế giới số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hoá quy trình. Cuộc cách mạng này không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của công nghiệp, sản xuất, mà của cả con người và xã hội. 

Tạo ra những bước đột phá mới, bước nhẩy vọt trong việc giải phóng con người khỏi chức năng logic khi các công nghệ có trí tuệ nhân tạo được sử dụng rộng rãi. Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện tại của tự động hoá và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây…

Tuy nhiên, các đại biểu cũng nhận thấy rằng: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 còn đang trong giai đoạn khởi sắc, là cơ hội quý báu mà Việt Nam chúng ta cần đón bắt để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Song cũng cần nhận rõ giữa thời cơ và thách thức, những thuận lợi và khó khăn sẽ gặp phải. 

Nhằm thực hiện hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương trước hết cần phải nhận thức một cách đầy đủ về tầm quan trọng đặc biệt của cuộc cách mạng công nghiệp 4,0, cùng với đó tự đánh giá điều kiện thực tế và khả năng thích ứng của cơ quan, đơn vị mình. Qua đó có những giải pháp cụ thể để triển khai, tổ chức thực hiện. 

Trong đó đặc biệt chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực, bố trí sắp xếp đội ngũ gắn với tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trước mắt cũng như chiến lược đào tạo, phát triển lâu dài. Mặt khác cần được đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị … một cách đồng bộ để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hình mới.

 

Theo congluan.vn