Tĩnh mạch mạng nhện

Là hiện tượng các mao mạch nhỏ dưới bề mặt của da trông giống như màu đỏ hoặc màu tím có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Tĩnh mạch mạng nhện có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ.

Nếu xảy ra hiện tượng này, bạn hãy uống thật nhiều nước hàng ngày vì mất nước có thể dẫn đến việc làn da phải trữ nước, tạo điều kiện cho các tĩnh mạch mạng nhện phát triển.

Ngoài ra, nên bổ sung thêm trái cây và rau quả có màu vì loại trái cây này sẽ giúp cung cấp các hợp chất chống oxy hóa để ngăn chặn các mạch máu tụ lại đồng thời sản xuất thêm collagen.

Mụn trứng cá

Mụn trứng cá thường xảy ra với các cô gái tuổi teen, một phần là do thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, nếu đã qua tuổi mới lớn mà vẫn mọc trứng cá thì bạn hãy xem lại.

Có thể đó là do miệng tuyến bã nhờn trong cơ thể bị tắc nghẽn, hoặc tuyến bã nhờn bài tiết quá mức làm cho các chất cặn bã không kịp ra ngoài và tích tụ tại lỗ chân lông, cộng thêm tác động của vi khuẩn có sẵn trong nang lông tuyến bã gây nên tình trạng mụn mủ, mụn bọc với biểu hiện sưng, nóng đỏ đau.

Khi bị mụn trứng cá, hãy đặt lại chế độ ăn uống dinh dưỡng, nên ăn nhiều thực phẩm như các loại hạt không ướp muối và hạt bơ, dầu cá, trái cây, rau quả và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt.

Tối kị các loại thực phẩm chế biến và uống nhiều nước. Rửa mặt bằng những loại sản phẩm gần gũi với thiên nhiên và tránh sản phẩm chứa khoáng dầu vì chúng có thể bịt lỗ chân lông, làm da khó thở

Eczema

Còn gọi là bệnh chàm. Là tình trạng da ngứa, đỏ, khô và nứt ở vùng da có nếp gấp như nách, bẹn, sau đầu gối hoặc khuỷu tay trong. Với hiện tượng này, bạn nên tăng cường tiêu thụ các chất béo trong các loại hạt và dầu cá.

Cần chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt, tránh ăn các đồ có chất đạm nhiều như thịt chó, hải sản, mắm tôm… Tránh tiếp xúc với các hóa chất dễ gây dị ứng, mỗi người dị ứng với từng loại hoá chất khác nhau nên bản thân cần tự phát hiện được mình đang bị dị ứng với cái gì, loại gì từ đó có kế hoạch phòng tránh cho bản thân.

Vết màu tím hay các vết dơ. Rất giống những vết bầm, và thường bị lầm lẫn với các vết bầm, nhưng lại tồn tại lâu hơn. Có vài nguyên nhân, từ bệnh xuất huyết cho đến bệnh scurvy (do thiếu vitamin C). Bắt đầu từ màu đỏ, rồi chuyển sang tím, tồn tại lâu hơn một vết bầm, trước khi nhạt dần và sau cùng là mầu nâu.

Những vết bầm dai dẳng trên, luôn luôn phải được bác sĩ khám và lượng giá, nhất là khi người bệnh dễ dàng có những vết bầm. Việc truy tìm nguyên nhân rất quan trọng, để không lẫn lộn với bệnh xuất huyết.

Theo Thanh Vân/Reatimes