Hộp đựng thức ăn bằng nhựa

 

Để sản xuất ra những chiếc hộp đựng thức ăn, các nhà sản xuất có thể thêm những hóa chất đặc biệt.

Những chất hóa học này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như có thể gây ra tác động vào não làm trẻ chậm phát triển, tác dụng vào gan gây viêm gan,…

Bồn rửa bát

Nếu bạn để thực phẩm trong chậu rửa lâu dài sẽ tạo ra vùng sinh sản cho các vi khuẩn như trực khuẩn Salmonella và nhiều loài vi khuẩn khác.

Hầu hết các loại Salmonella đều tác hại trực tiếp vào bao tử khiến người bệnh đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa trong vài ngày.

Dụng cụ rửa bát

 

Những tấm lưới hay bọt biển rửa bát là nơi vi khuẩn tập trung nhiều nhất. Dù có rửa sạch hàng ngày cũng không thể ngăn ngừa các mầm bệnh phát sinh.

Để diệt khuẩn bạn chỉ có thể cho vào lò vi sóng quay nóng hoặc có thể ngâm vào thuốc tẩy pha loãng trong vài phút để diệt chết vi khuẩn.

Khăn bếp

 

Là một trong những nơi bẩn nhất trong nhà bếp vì nó tiếp xúc với nhiều thứ nhất, ngay cả trước khi bạn rửa tay và lại làm giẻ nhắc nồi,...

Nó có thể tiếp xúc với vi khuẩn và xâm nhập vào thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày gây các loại bệnh đường tiêu hóa.

Chảo chống dính

 

Để tạo nên chiếc chảo chống dính mọi gia đình đều dùng, nhà sản xuất đã dùng hóa chất hữu cơ teflon chứa flour, có tính chịu nhiệt và không kết dính.

Teflon ở nhiệt độ bình thường thì không có hại gì, nhưng khi đốt nóng lên từ 300-500 độ C thì hợp chất chống dính này sẽ tạo ra lớp khói có chứa các phức chất Perfluoisobutylene, Perfluorooctanoic Acid PFOA và Carbonylcloride - là những chất độc gây tức ngực, khó thở....

Thớt

 

Bạn nên luôn có 2 chiếc thớt trong bếp, một chiếc dùng cho đồ sống và một chiếc dùng cho đồ chín.

Bởi thịt sống có thể để lại những vi khuẩn nghiêm trọng. Nếu như thớt đã nứt hoặc có nhiều vết cắt thì bạn cũng nên bỏ nó đi bởi vết nứt là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn.

Theo Mộc Trà/Reatimes