Bên cạnh đó, nguồn cung tôm của một số nước sản xuất chính như Ấn Độ dự kiến sẽ bị tác động bởi lệnh phong tỏa của nước này.
Trong đó, sản lượng tôm tại tỉnh Gujarat, khu vực sản xuất tôm lớn thứ 4 tại Ấn Độ với sản lượng năm 2019 đạt khoảng 45.000 tấn, dự kiến giảm khoảng 16.000- 18.000 tấn trong năm 2020.
Xuất khẩu tôm dự báo tăng trưởng tốt |
Tính đến cuối tháng 5/2020, mới chỉ có khoảng 50.000 trên 120.000 ao trong khu vực được thả giống, khoảng 60% lượng ao không được thả chủ yếu do thiếu tôm giống. Trong khi năm 2019, lượng ao được thả tôm giống tính đến cuối tháng 5 đạt khoảng 70 - 80%. Bên cạnh đó, xuất khẩu tôm sang EU trong thời gian tới sẽ được hỗ trợ bởi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Ngày 8/6/2020, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn hiệp định EVFTA, dự kiến Hiệp định sẽ được thực thi từ ngày 1/8/2020.
Theo Hiệp định EVFTA, thuế nhập khẩu các mặt hàng tôm (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) từ Việt Nam vào EU sẽ giảm từ mức thuế cơ bản 12 – 20% xuống còn 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ về 0% sau 7 năm kể từ sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam tháng 4/2020 tiếp tục tăng 5,8% đạt 244,2 triệu USD.
Lũy kế 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 872,8 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2019. Việc cơ bản đẩy lùi được dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam góp phần giúp các doanh nghiệp tôm Việt Nam có khả năng cạnh cao hơn so với các nguồn cung đối thủ khác như Ấn Độ, Ecuador.
Những nước này cho tới nay vẫn còn phải đang gồng mình chống chọi với COVID-19 mà chưa thể quay lại với hoạt động sản xuất bình thường.
Tuy nhiên, VASEP cho biết tôm Việt Nam cũng đang phải chịu tác động của dịch bệnh, hạn hán, xâm nhập mặn. Người dân được khuyến cáo mạnh dạn thả nuôi để đón đầu cơ hội giá tôm sẽ phục hồi tốt cuối năm nay nếu Covid được kiểm soát hoàn toàn, nhu cầu thị trường hồi phục. Người nuôi cũng nên chú ý đa dạng cỡ tôm khi thu hoạch, không nên chỉ tập trung vào cỡ lớn.