Có rất nhiều người cố gắng hết sức để trở nên giàu có nhưng vẫn thất bại. Đôi khi hoàn cảnh bên ngoài có thể tác động, nhưng thường thì vấn đề chính nằm ở bản thân chúng ta.
Vậy sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo là gì, vì sao bạn vẫn chưa thể trở nên giàu có?
Dưới đây là 11 nguyên nhân phổ biến ngăn cản bạn làm giàu.
Bạn mua đồ ngoài khả năng kinh tế của mình
"Nếu bạn không thể mua một món đồ 2 lần thì tức là bạn không đủ khả năng mua nó" - Tỷ phú Jay-Z cho biết.
Nguyên tắc này áp dụng cho mọi mặt hàng ngoại trừ bất động sản.
Ví dụ chiếc điện thoại bạn đang định mua có giá bằng một tháng lương của bạn bỗng dưng bị hỏng, bạn khó có thể mua ngay một chiếc khác vào ngày hôm sau.
Điều đó có nghĩa là chiếc điện thoại này đang nằm ngoài khả năng kinh tế của bạn.
Bạn tiết kiệm sai cách
Một người lúc nào cũng có thể rơi vào nợ bần khi gặp tình huống bất ngờ thì không thể trở nên giàu có. Có một khoản tiền để dành phòng khi cần kíp là một trong những biểu hiện của người biết kiểm soát tiền bạc.
Bạn có thể làm theo lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett về xây dựng khoản tiết kiệm: "Đừng tiết kiệm số còn lại sau khi tiêu, hãy tiêu số còn lại sau khi tiết kiệm".
Mua sắm bằng thẻ tín dụng
Một chuyến du lịch trả bằng thẻ tín dụng chắc chắn là dấu hiệu bạn đang mắc sai lầm về tài chính.
Tất nhiên ai cũng cần có lúc nghỉ ngơi, thư giãn nhưng không nên để bản thân rơi vào cảnh nợ nần, vì sau khi đi du lịch bạn sẽ phải làm việc để trả nợ cho chuyến đi đó thay vì tiết kiệm tiền cho chuyến sau.
Cựu tổng thống Mỹ Thomas Jefferson từng nói rằng: "Đừng bao giờ tiêu tiền trước khi bạn có nó".
Bạn thường xuyên vứt đồ ăn hết hạn
Một người thường xuyên vứt phải vứt đồ ăn để quá hạn chứng tỏ họ đang có vấn đề trong cách lên thực đơn và mua sắm cho bữa ăn.
Tiền mua đồ ăn nếu tính tổng lại sẽ là một khoản không nhỏ, vứt đồ ăn cũng là bạn đang vứt tiền vào thùng rác.
Bạn sợ mạo hiểm
"Bạn có từng nghe nói triệu phú nào làm giàu bằng cách gửi tiền tiết kiệm không?" - Doanh nhân Robert Allen hỏi.
Nếu bạn vẫn tiếp tục làm việc mình đang làm, bạn sẽ nhận được kết quả như cũ.
Né tránh mọi nguy cơ mạo hiểm và chỉ sống trong vòng an toàn là cách khiến bạn không bao giờ giàu.
Bạn không học hỏi điều mới
Thế giới đang thay đổi không ngừng với tốc độ chóng mặt, vậy nên bạn cũng phải chạy theo để không bị tụt lại phía sau.
Nếu bạn chẳng bao giờ dành thời gian, tiền bạc trau dồi kỹ năng chuyên môn, thì bạn cùng lắm chỉ có thể duy trì mức thu nhập hiện tại, và hãy quên chuyện làm giàu đi.
Khi Elon Musk được hỏi ông đã học cách xây dựng tên lửa như thế nào, ông đã trả lời: "Tôi đọc sách".
Bạn thư giãn sai cách
Có một danh ngôn của tác giả Zig Ziglar: "Người giàu có ti vi nhỏ và thư viện lớn, và người nghèo có thư viện nhỏ và ti vi lớn."
Những hoạt động được xem là giải trí như chơi game, xem video, lướt mạng xã hội, đi bar,... thực chất chỉ khiến bạn lãng phí thời gian.
Chúng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không có hứng thú với cuộc đời mình.
Bạn dành thời gian rảnh làm việc nhà
Dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn là những việc không tránh khỏi, nhưng nếu bạn phí quá nhiều thời gian cho chúng thì bạn đang sai lầm.
Bạn chỉ có 24 giờ một ngày, sau khi ngủ và làm việc thì chỉ còn 5-6 giờ rảnh rỗi.
Nếu bạn dành hết thời gian đó cho việc lau dọn nhà cửa, nấu cơm canh, bạn sẽ không còn thời gian để trau dồi bản thân.
Khi thời gian của bạn quý giá hơn những công việc nhà thì bạn sẽ có lợi hơn nếu thuê người giúp việc.
Bạn không cố gắng kiếm nhiều tiền hơn
Không phải ai cũng có cơ hội để vừa thay đổi công việc chính vừa kiếm nhiều tiền hơn, tuy nhiên có những người ở cùng vị trí công việc, cùng lĩnh vực mà tiền lương lại chênh lệch rõ rệt.
Khi mức lương của bạn không nằm trong top cao nhất ở lĩnh vực của bạn, có lẽ bạn cần xem xét lại.
Theo CNBC, nhiều CEO của các công ty lớn khẳng định họ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nhân viên nếu họ có đủ lý lẽ thuyết phục.
Bạn không kiểm soát tiền của mình
Huấn luyện viên kinh doanh Jaime Tardy tin rằng sự khác biệt chủ yếu ở người giàu là học kiểm soát tiền của mình và không để tiền kiểm soát ngược lại họ.
Để trở nên giàu có, bạn cần nắm rõ thu nhập và chi tiết của mình mọi lúc mọi nơi. Điều này sẽ giúp bạn có kế hoạch tiết kiệm, chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ một cách dễ dàng hơn.
Bạn chia sẻ kế hoạch của mình với mọi người
Bạn chỉ nên chia sẻ kế hoạch làm giàu với người thực sự ủng hộ bạn, nhưng có rất ít người như thế.
Phần lớn mọi người sẽ "có ý tốt" mà đưa bạn về với thực tế, can ngăn bạn, nói rằng bạn sẽ thất bại.
Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng tâm lý con cua (crab mentality): Nếu như trong xô chỉ có một mình con cua, thì nó không khó khăn gì có thể bỏ ra ngoài.
Nhưng nếu trong xô có vài con cua, trong quá trình cố gắng tự giải thoát, chúng sẽ kéo những con khác xuống dưới.
Cuối cùng, không con nào có thể thoát khỏi, bởi vì chúng cản trở lẫn nhau trong quá trình thực hiện mục đích của mình.
Tương tự với hành vi con người trong xã hội, các thành viên trong một cộng đồng thường cố gắng giới hạn, tối giản thành công mỗi thành viên khác, trong trường hợp người này thành công hơn những người còn lại.
Ví dụ, một người cố gắng cai rượu, còn mọi người xung quanh nói rằng: "Cai làm sao được, anh uống lâu thế rồi cơ mà” và lại lấy rượu ra uống – đó chính là hiệu ứng tâm lý con cua.
(Theo BS)