Ấn Độ

Số tiền: 15 tỷ USD

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có kế hoạch "chuyển đổi đất nước". Quốc gia này hiện đang chuẩn bị bổ sung thêm 40 thành phố cho giai đoạn thứ hai của dự án Sứ mệnh thành phố thông minh, trị giá 15 tỷ USD.

Các thành phố dự kiến sẽ được công bố, sau giai đoạn đầu tiên bao, gồm Bhubaneshwar, Pune, Ahmedabad, Chennai, Bhopal và vùng Delhi.

Nhìn chung, dự án sẽ nhắm mục tiêu 100 thành phố trên cả nước và "làm cho chúng" thông minh vào cuối thập kỷ này.

Các thành phố sẽ được tăng cường kết nối chung, cũng như tăng cường sự tham gia của chính phủ điện tử qua các hệ thốngcông nghệ thông tin và cải thiện chiến lược di chuyển tổng thể đô thị và vận tải công cộng thông minh hơn.

Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ, ông Richard R. Verma, cũng nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục đầu tư vào các thành phố thông minh của Ấn Độ, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng. Mỹ đã nhìn thấy tiềm năng thị trường 1,5 tỷ USD tại các thành phố thông minh của Ấn Độ.

UAE – Dubai

Số tiền: hơn 8 tỷ USD

Chính quyền Dubai có kế hoạchxây dựng các thành phố thôn minh ước tính trị giá từ 7 tỷ đến 8 tỷ USD. Tuy nhiên, giá trị này không bao gồm tất cả các khoản đầu tư tư nhân cho các dự án lớn như, tòa tháp cao nhất của thành phố mới (cao hơn 828m) được dự kiến hoàn thành vào năm 2020.

Theo "Kế hoạch Dubai 2021", chiến lược thành phố thông minh bao gồm hơn 100 sáng kiến và kế hoạch chuyển đổi 1.000 dịch vụ của chính quyền thành dịch vụ thông minh, chủ yếu dựa trên dữ liệu.

Dubai (cùng với thành phố lân cận Abu Dhabi) cũng đang triển khai hơn 5.000 điểm truy cập WiFi để cung cấp Internet miễn phí.

Với việc chuẩn bị tổ chức hội chợ triển lãm 2020 đến năm 2021, Dubai cũng đang đầu tư mạnh vào hệ thống giao thông thông minh, bằng cách triển khai các cảm biến giao thông, ra mắt các ứng dụng giao thông di động và cũng xem xét việc giới thiệu các phương tiện không người lái trong hệ sinh thái thành phố.

"Kế hoạch Dubai 2021" đề cập đếntất cả các lĩnh vực khác của một thành phố thông minh, bao gồm chăm sóc sức khỏe, công nghiệp, giáo dục, an ninh, viễn thông, du lịch và tiện ích, nơi 250.000 đồng hồ thông minh được triển khai vào năm 2018.

Trong lĩnh vực an ninh, một trong những kế hoạch của chính quyền thành phố là giới thiệu công nghệ Kính Google cho cảnh sát để tạo ra các trạm cảnh sát thông minh nhất thế giới cũng vào năm 2018.

Đất nước này cũng đang đưa cảnh quan đô thị đến cực điểm với kế hoạch xây dựng một ngọn núi nhân tạo, đủ cao để làm mưa thường xuyên hơn ở một quốc gia sa mạc. Chi phí dự án vẫn đang được Trung tâm Khí tượng học và Địa chấn Quốc gia tính toán.

Tây Ban Nha - Barcelona

Số tiền: trên 90 triệu Euro

Thành phố Barcelona của Tây Ban Nha đang nhanh chóng trở thành một đô thị thông minh và là thủ đô công nghệ thế giới.

Thành phố đã triển khai các cảm biến để đo lường nhiều thứ khác nhau, từ kiểm soát tiếng ồn đến quản lý chất lượng không khí và chất thải. Tuy nhiên, mạng cảm biến được sử dụng rộng rãi nhất là cung cấp cho người lái xe thông tin thời gian thực về việc đỗ xe trên đường phố bằng ứng dụng di động ApparkB.

Đèn đường cũng là một khoản đầu tư đáng kể. Ngoài công nghệ LED, hơn 3.000 bóng đèn thông minh có thể hoạt động khi phát hiện chuyển động, cũng như thu thập thông tin về ô nhiễm, tiếng ồn, độ ẩm và môi trường tổng thể.

Gần đây, thành phố thông báo rằng một nửa trong số 1.500 điểm WiFi theo kế hoạch triển khai đã được lắp đặt và các công trình sẽ tiếp tục mang lại khả năng truy cập Internet miễn phí trên toàn thành phố.

Barcelona cũng đang triển khai nhiều dịch vụ chính quyền điện tử, dịch vụ không cần tiếp xúc trực tiếp, nhiều ứng dụng thành phố, điểm dừng xe buýt thông minh...

Hội đồng thành phố Barcelona và Chính phủ Catalan cũng tuyên bố rằng tổng cộng 90 triệu euro sẽ được đầu tư vào nhiệm vụ tiếp theo để thúc đẩy đầu tư liên quan đến tăng trưởng kinh tế, đổi mới và dịch vụ công cộng của các thành phố thông minh.

Australia

Số tiền: 50 triệu USD

Ông Malcolm Turnbull, cựu Thủ tướng, đã đưa ra “Kế hoạch thành phố thông minh thịnh vượng chung” cho Australia.

Để thực hiện kế hoạch này, Chính phủ Australia sẽ mời chính quyền các tiểu bang và lãnh thổ hợp tác về "Thỏa thuận Thành phố".

"Thỏa thuận Thành phố" sẽ cung cấp các mục tiêu chung giữa các cấp chính quyền, hỗ trợ cho các trung tâm công nghiệp và việc làm chính, đầu tư cơ sở hạ tầng liên quan đến cải cách rộng lớn hơn, thay đổi kế hoạch và sắp xếp quản trị để mang lại lợi ích lâu dài.

Chính phủ nước này cho biết kế hoạch này không chỉ nhắm vào các thành phố thủ đô, mà tại mọi thành phố của đất nước. Nó cũng kêu gọi tất cả người dân chia sẻ ý tưởng về những gì thành phố của họ cần để kỹ thuật số hóa.

Dự án đang được triển khai với ngân sách 50 triệu USD ban đầu để phát triển các công việc cụ thể và lựa chọn đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn.

Singapore

Số tiền: không được tiết lộ

Chính phủ Singapore, nơi bắt đầu một trong những thành phố thông minh lớn nhất thế giới từ năm 2014, cùng chương trình "Quốc gia thông minh", đã tiết lộ kế hoạch bao phủ toàn bộ thành phố bằng các cảm biến và camera thông minh để thu thập dữ liệu trên tất cả các hướng, kể cả rác.

Theo tờ Wall Street Journal, chính phủ sẽ đưa dữ liệu vào một nền tảng trực tuyến (Virtual Singapore). Dữ liệu sẽ chỉ có các cơ quan chính phủ có thể truy cập và sẽ cung cấp thông tin chuyên sâu về mọi thứ, kể cả các vùng nước công cộng trong nỗ lực giảm bất kỳ nguy cơ gây bệnh nào.

Singapore chưa bao giờ tiết lộ bất kỳ khoản đầu tư nào vào chương trình "Quốc gia thông minh", tuy nhiên, có thể nói rằng những con số này có thể không dưới hàng trăm triệu USD. 

Theo dothi.reatimes.vn