Trong ngày đầu tuần 6/5, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tăng mạnh lãi suất tiết kiệm với mức tăng 0,2 - 0,5 điểm % ở tất cả kỳ hạn. Sau lần điều chỉnh này, lãi suất tiết kiệm tại các kỳ hạn dài của Sacombank cũng đã tăng trở lại mức trên 5%/năm. Hiện lãi suất huy động kỳ hạn 15 tháng là 5%/năm, kỳ hạn 24 tháng 5,2%/năm và kỳ hạn 36 tháng 5,4%/năm.
Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) điều chỉnh tăng thêm lãi suất từ 0,1 – 0,2 điểm % lãi suất huy động các kỳ hạn tiền gửi 1 – 12 tháng. Hiện, lãi suất BVBank dao động từ 3,1%/năm-5,35%/năm từ kỳ hạn 1 tháng -18 tháng.
Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank) cũng tăng lãi suất tiết kiệm ngay trong ngành đầu tuần với mức tăng lên tới 0,35 điểm phần trăm. Lãi suất tiết kiệm mới nhất tại CBBank đang niêm yết ở mức 3,1%%/năm-5,2%/năm từ kỳ hạn 1 tháng -13 tháng.
Techcombank là ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm trong ngày 2 liên tiếp là 8/5 và 9/5. Theo đó, biểu lãi suất tiết kiệm mới nhất ngày 9/5 tăng trung bình 0,1 điểm % tại tất cả các kỳ hạn so với lần điều chỉnh vào ngày 8/5. Lãi suất tiết kiệm thông thường cao nhất tại Techcombank hiện là 4,7%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.
Tại Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, mã: PGB) cũng vừa áp dụng biểu lãi suất tiết kiệm mới với các kỳ hạn dài từ 12 tháng đến 36 tháng. Trong khi không thay đổi lãi suất cho kỳ hạn từ 1 đến 11 tháng. Cụ thể, kỳ hạn 12 và 13 tháng được điều chỉnh tăng thêm 0,4%/năm, lên lần lượt 4,7%/năm và 4,8%/năm. Kỳ hạn 18 tháng cũng tăng thêm 0,2%/năm, lên mức 5%/năm, kỳ hạn 24 đến 36 tháng tăng từ 5,2%/năm lên 5,4%/năm.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm mới từ ngày 8/5. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm trực tuyến kỳ hạn 2-5 tháng được VIB điều chỉnh tăng thêm 0,2 điểm %, lên 2,8%/năm - 3%/năm. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6-11 tháng cũng tăng thêm 0,1 điểm % lên 4,1%/năm.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) chỉ tăng mức lãi suất tiết kiệm tại kỳ hạn 12 tháng thêm 0,3%/năm, lên dao động trong khoảng 4,35 - 4,55%/năm. Các kỳ hạn còn lại vẫn được ngân hàng này giữ nguyên. Hiện lãi suất huy động cao nhất tại SeABank là 5,4%/năm dành cho tiền gửi từ 10 tỷ trở lên tại kỳ hạn 18-36 tháng. Với số tiền dưới 10 tỷ, lãi suất tiết kiệm cao nhất tại SeABank dao động trong khoảng 5,2 – 5,35%/năm.
Ngày 9/5, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) công bố biểu lãi suất tiết kiệm mới với mức tăng 0,2%/năm đối với các kỳ hạn từ 1 đến dưới 12 tháng, và tăng 0,2 - 0,4%/năm tại kỳ hạn 18 – 36 tháng. Theo đó, biểu lãi suất tiết kiệm trực tuyến hiện dao động từ 3%/năm-5,6%/năm cho kỳ hạn từ 1-24 tháng.
Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) điều chỉnh tăng 0,15 điểm % tại các kỳ hạn 6 - 11 tháng, và tăng 0,25 điểm % tại kỳ hạn 12-18 tháng. Hiện, mức lãi suất áp dụng tại ngân hàng này cao nhất ở kỳ hạn 18 tháng, niêm yết ở mức 5,5%/năm cho khoản tiền gửi dưới 1 tỷ đồng.
Như vậy, kể từ đầu tháng 5 đến nay đã có tới 12 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất gồm ACB, VIB, GPBank, NCB, BVBank, Sacombank, CB Bank, Bac A Bank, Techcombank, TPBank, PGBank, SeABank.
Tính đến ngày 10/5, lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng ở các kỳ hạn 12 - 24 tháng trung bình từ 6% - 9,5%. Trong đó, PvcomBank và Techcombank hiện ở mức cao nhất với 9,5%/năm cho kỳ hạn gửi 12 - 13 tháng, với tiền gửi tối thiểu 2.000 tỉ đồng. Tiếp theo là HDBank với mức lãi suất 8,1%/năm cho kỳ hạn 13 tháng và 7,7% cho kỳ hạn 12 tháng, điều kiện duy trì số dư tối thiểu 500 tỉ đồng.
MSB cũng áp dụng mức lãi suất khá cao với lãi suất tiền gửi tại quầy lên tới 8%/năm cho kì hạn 13 tháng. Điều kiện áp dụng là sổ tiết kiệm mở mới hoặc sổ tiết kiệm mở từ ngày 1/1/2018 tự động gia hạn có kỳ hạn gửi 12 tháng, 13 tháng và số tiền gửi từ 500 tỉ đồng.
Ngân hàng Dong A Bank có mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 13 tháng trở lên là 7,5%/năm với điều kiện khoản tiền gửi 200 tỉ đồng trở lên. OCB áp dụng mức lãi suất 6% cho kỳ hạn 36 tháng. OceanBank áp dụng mức lãi suất 6% cho kỳ hạn 24 tháng.
Mặc dù lãi suất tiết kiệm tăng trở lại nhưng nhiều ý kiến cho rằng vẫn chưa hấp dẫn, nhất là trong bối cảnh giá vàng liên tục lập đỉnh mới và tỷ giá VNĐ/USD cũng tăng đáng kể từ đầu năm đến nay. Thực tế cho thấy, để giảm áp lực tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục phát hành tín phiếu kho bạc để hút tiền về, bán USD cho các ngân hàng có trạng thái ngoại tệ âm… Những giải pháp này đã kéo lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại, đồng thời một số ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng lãi suất huy động trên thị trường dân cư.
9 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm trong tuần qua
PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh dự báo, từ nay đến cuối năm, lãi suất huy động sẽ tăng dần, nhưng tăng bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào biến động của tỷ giá. Do đó, nếu tỷ giá được kiểm soát, thì lãi suất huy động sẽ không biến động đáng kể.
Mặt khác, hạn mức lãi suất tiết kiệm tuy tăng, nhưng để được hưởng lãi suất cao, đòi hỏi người dân phải gửi ít nhất 200 tỷ đồng và dài hạn. Trong khi đó, số tiền lớn trong dân cư không nhiều, với các tổ chức kinh tế thì nguồn vốn lưu động kinh doanh, nên sẽ khó gửi dài hạn. Chưa kể, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều cần vốn để tái sản xuất, mở rộng kinh doanh nên nhu cầu vay vốn nhiều hơn gửi tiết kiệm. Do đó, lãi suất ngân hàng tăng trong thời điểm này vẫn chưa thực sự hấp dẫn người dân.
Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến hết tháng 1 năm nay, lượng tiền gửi của tổ chức và cư dân cùng giảm so với cuối năm ngoái. Cụ thể, tiền gửi của cư dân trong tháng 1/2024 tại hệ thống các ngân hàng thương mại giảm 34.673 tỉ đồng so với cuối tháng 12/2023. Trong khi đó, cùng thời điểm này, lượng tiền gửi của khách hàng tổ chức lại giảm sâu tới 165.189 tỉ đồng.
Số liệu trên cho thấy, lượng tiền mà các tổ chức kinh tế rút ra khỏi các ngân hàng cao gấp gần 5 lần so với lượng tiền của người dân rút ra khỏi hệ thống.
Nguồn: https://thuongtruong.com.vn/news/9-ngan-hang-tang-lai-suat-tiet-kiem-trong-tuan-qua-121085.html