Kiến nghị tách dự án đường Vành đai 4 thành 7 dự án thành phần

Mức thu phí khởi điểm trên vành đai 4 theo tính toán tại Tờ trình số 47 của TP Hà Nội là 1.900 đồng/xe tiêu chuẩn/km và có thể tăng lên đến 6.000 đồng/xe tiêu chuẩn/km (trong giai đoạn 2056-2058).

Đây là lần thứ tư, TP.Hà Nội trình cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường Vành đai 4, một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để có thể trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư.

Thi công đường vành đai 3 trên cao TP.Hà Nội. (Ảnh minh họa: Hiếu Hùng)
Thi công đường vành đai 3 trên cao TP.Hà Nội. (Ảnh minh họa: Hiếu Hùng)

Trong Tờ trình số 47, các nội dung được hiệu chỉnh gồm: Sơ bộ tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn và tiến độ giải ngân; sơ bộ phương án tài chính; dự kiến tiến độ và thời gian thực hiện; một số cơ chế chính sách triển khai dự án.

Như vậy, tổng mức đầu tư Vành đai 4, sau khi được cập nhật lại, chỉ còn 85.813 tỷ đồng, giảm 1.285 tỷ đồng so với Tờ trình số 27, giảm 9.612 tỷ đồng so với Tờ trình số 02. Mức giảm rất lớn nhờ việc tính lại các chi phí, loại bỏ các hạng mục không cần thiết sẽ vừa giúp tăng tính khả thi trong phương án tài chính, vừa giảm áp lực huy động vốn cho đơn vị được giao triển khai đầu tư.

Tại Tờ trình số 47, UBND TP.Hà Nội tiếp tục kiến nghị tách dự án đường Vành đai 4 thành 7 dự án thành phần. Trong đó, nhóm dự án thành phần thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (3 dự án) có tổng mức đầu tư 19.590 tỷ đồng (Hà Nội khoảng 13.370 tỷ đồng, Hưng Yên 3.740 tỷ đồng, Bắc Ninh khoảng 2.480 tỷ đồng); nhóm dự án thành phần thực hiện hệ thống đường đô thị, đường song hành có tổng mức đầu tư 9.634 tỷ đồng; Dự án thành phần 3 - xây dựng đường cao tốc (bao gồm cả lãi vay) trị giá 56.589 tỷ đồng.

Đối với 3 dự án thành phần thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, UBND TP.Hà Nội kiến nghị sử dụng vốn ngân sách Trung ương và địa phương, trong đó ngân sách Trung ương khoảng 9.860 tỷ đồng.

Nhóm dự án thành phần thực hiện hệ thống đường đô thị, đường song hành sẽ sử dụng toàn bộ ngân sách địa phương, trong đó Hà Nội 5.395 tỷ đồng, Hưng Yên 1.509 tỷ đồng và Bắc Ninh 2.730 tỷ đồng.

Đối với dự án thành phần 3 - xây dựng đường cao tốc, UBND TP.Hà Nội đề xuất ngân sách Nhà nước hỗ trợ 27.179 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2030 và ngân sách địa phương; phần còn lại sẽ do nhà đầu tư huy động.

Đáng chú y tại Tờ trình số 47 này, mức thu phí khởi điểm là 1.900 đồng/xe tiêu chuẩn/km và có thể tăng lên đến 6.000 đồng/xe tiêu chuẩn/km trong giai đoạn 2056-2058, dự án thành phần 3 có thời gian thu phí là 21 năm.

Giữa tháng 3/2022, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn gửi UBND TP.Hà Nội, Bộ KH-ĐT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án đường vành đai 4.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu 2 cơ quan căn cứ ý kiến thống nhất của các thành viên Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục làm việc với UBND TP.Hà Nội rà soát hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, xây dựng Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô.

Quý I/2022, Bộ GTVT giải ngân gần 7.500 tỷ đồng vốn đầu tư công

Trong quý I/2022, theo báo cáo của Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), bộ này đã giải ngân khoảng 7.492 tỷ đồng, đạt 17,6% kế hoạch đã giao chi tiết và 14,7% tổng kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 dự kiến giải ngân gần 2.300 tỷ đồng; dự án ODA dự kiến giải ngân khoảng 730 tỷ đồng; dự án quan trọng, cấp bách giải ngân được khoảng 390 tỷ đồng; các dự án giao thông trong nước khác dự kiến giải ngân được khoảng 960 tỷ đồng.

Theo kế hoạch các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đã đăng ký, trong quý II/2022, khối lượng giải ngân ngành Giao thông Vận tải khoảng 11.140 tỷ đồng. Lũy kế giải ngân đến hết quý II/2022 đạt khoảng 18.500 tỷ đồng, đạt gần 37% kế hoạch.

Đồng thời, để đẩy mạnh giải ngân vốn, Vụ Kế hoạch - Đầu tư đề nghị đối với các dự án đang thi công, đặc biệt là nhóm các dự án có khối lượng thực hiện lớn như cao tốc Bắc - Nam, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo rút ngắn thời gian thực hiện, các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án cần chỉ đạo các nhà thầu, tư vấn thi công 3 ca tại hiện trường, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân dự án.

Với các dự án khởi công mới đã được giao vốn, Vụ Kế hoạch - Đầu tư yêu cầu đơn vị thực hiện cũng cần khẩn trương đẩy nhanh tiến độ đấu thầu, ký hợp đồng để tạm ứng, phối hợp chặt chẽ với các địa phương để giải ngân giải phóng mặt bằng.

Bộ Giao thông Vận tải trong năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước là 50.328 tỷ đồng bao gồm 4.877 tỷ đồng vốn nước ngoài và 45.451 tỷ đồng vốn trong nước.

Bộ Giao thông Vận tải đến nay đã thực hiện giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước cho các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án tổng số 41.955 tỷ đồng, đạt 83,4%, trong đó đã phân bổ 100% vốn nước ngoài và 81,6% vốn trong nước (37.078 tỷ đồng).

Trên vành đai 4, mức thu phí khởi điểm theo tính toán tại Tờ trình số 47 của TP.Hà Nội là 1.900 đồng/xe tiêu chuẩn/km và có thể tăng lên đến 6.000 đồng/xe tiêu chuẩn/km (trong giai đoạn 2056-2058).

Trong quý I/2022, theo báo cáo của Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), bộ này đã giải ngân khoảng 7.492 tỷ đồng, đạt 17,6% kế hoạch đã giao chi tiết và 14,7% tổng kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Theo Kinhtemoitruong.vn

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/bao-cao-tien-kha-thi-du-an-duong-vanh-dai-4-cua-ha-noi-65689.html