Điện thoại là nơi chứa nhiều vi khuẩn

Thế giới là một cái đĩa khổng lồ, tất cả mọi thứ đều có thể tiếp xúc với vi khuẩn. Với môi trường ô nhiễm hiện nay thì vi khuẩn ngày càng sinh sôi, trú ngụ ở bất cứ đâu để gây bệnh tật đến con người.

Thói quen dùng điện thoại khi ăn uống rất phổ biến hiện nay.

Thói quen dùng điện thoại khi ăn uống rất phổ biến hiện nay.

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh, điện thoại di động chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, thậm chí nó còn bẩn hơn cả bồn cầu.

Hiện nay, rất nhiều người có thói quen cầm điện thoại lúc ăn uống và vô tình, những vi khuẩn trên điện thoại sẽ bị truyền sang thức ăn, đi vào dạ dày gây bệnh. Vi khuẩn cũng sẽ bám vào tay và đi vào các vết xước, vết thương hở.

Trên điện thoại có các loại vi khuẩn như vi khuẩn trực tràng, khuẩn tụ cầu vàng, nấm mốc gây nhiễm trùng máu, các bệnh về da, ảnh hưởng đến dạ dày,… Vì vậy, có thể nói điện thoại di động là “phương tiện có thể truyền nhiễm các sinh vật lây nhiễm”.

Bao lâu nên vệ sinh điện thoại?

Điều cần thiết là bạn phải vệ sinh điện thoại, và bao lâu tùy thuộc vào cách bạn dùng thiết bị này.

Nếu bạn không bao giờ dùng điện thoại trong khi ăn thì bạn không cần phải làm sạch dế cưng quá nhiều. Nhưng nếu bạn dùng điện thoại mọi nơi mọi lúc thì cần thiết phải vệ sinh điện thoại hàng ngày bằng khăn lau tẩm chất khử trùng.

Nên vệ sinh điện thoại thường xuyên.

Nên vệ sinh điện thoại thường xuyên.

Nếu bạn dùng điện thoại có ốp cao su thì việc vệ sinh đặc biệt cần thiết vì vi khuẩn sẽ dễ bám hơn điện thoại có ốp kim loại, thủy tinh hay nhựa cứng.

Để bảo vệ điện thoại trong khi vệ sinh, hãy tắt nguồn điện thoại và không để chất lỏng vào cổng sạc hoặc các kẽ hở khác.

Bạn cũng không nên khử trùng trực tiếp và dùng khăn vải sạch và thấm nhẹ dung dịch vệ sinh rồi say đó lau nhẹ các mặt, các cạnh của điện thoại.

Nếu như bạn cảm thấy việc vệ sinh điện thoại thật phiền phức và khó khăn thì giải pháp đơn giản hơn là tránh xa điện thoại nếu không cần thiết và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.

Theo Mộc Trà/Reatimes.vn