Cánh phụ nữ luôn muốn mình có một vòng eo con kiến thật hoàn hải. Tuy nhiên, đôi khi bạn không thể giảm béo bụng được dù đã thử ăn kiêng, tập luyện. Nguyên nhân có thể bạn đã bị mắc một số căn bệnh nào đó. Hãy nhìn dáng bụng béo để đoán xem mình gặp vấn đề sức khỏe gì nhé.
Bụng phình to hai bên
Nguyên nhân có thể là do lối sống ít vận động, bạn thích ăn ngọt và tiêu thụ nhiều rượu, nhiều đường. Cũng có thể do bạn ăn nhiều loại carbs như bánh quy hoặc bánh mì trắng, cơm.
Để thoát khỏi tình trạng béo bụng này, hãy dùng 3-4 ly rượu vang/tuần. Sau đó ngừng uống trong 2 tuần và tiếp tục uống nhưng giảm xuống còn 1 nửa.
Bạn cũng nên tránh các sản phẩm chứa nhiều chất béo. Chọn ăn thịt nạc, trứng và rau cũng như chất béo tốt như bơ và các loại hạt.
Với bài thể dục, nên chọn các loại hình như lunges, squats, và push-up ngay tại nhà.
Bụng căng cứng
Đây là loại mỡ bụng chắc không lỏng lẻo và dày. Nguyên nhân có thể bạn thường bỏ bữa, ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh và uống nhiều cà phê. Đó cũng có thể là do nồng độ hormone cortisol cao hay bạn bị hội chứng kích thích đường ruột.
Bạn nên đi ngủ sớm để điều chỉnh lại hormone. Thư giãn trước khi ngủ với các bài tập thở, thiền hoặc tắm nước ấm để có giấc ngủ ngon hơn.
Bạn cũng nên hạn chế cà phê, nhất là vào buổi đêm và thay bằng trà hoa cúc. Hãy bổ sung thêm magie vào chế độ ăn (có trong rau lá xanh đậm, các loại hạt và lúa mì).
Đừng nên tập thể dục quá đà, bởi sẽ làm tăng mức hormone cortisol. Hãy tập thể dục nhự nhàng như yoga, đi dạo công viên.
Béo bụng dưới
Bạn không béo, có dáng người mỏng manh nhưng bụng dưới lại nhô ra. Nguyên nhân chỉ có thể là bạn mới sinh con. Nếu không phải trường hợp này thì chắc hẳn là do chế độ ăn uống.
Bạn hãy bổ sung chất xơ, rau lá xanh, bánh mì nguyên hạt vào chế độ ăn. Bạn cũng nên thay đổi tư thế ngồi, đừng ngồi cong quá làm cho bụng chảy xuống. Tìm một chiếc gối tựa để ngồi thẳng lưng hơn.
Bụng nhô lên phía trước
Nếu như bụng bạn buổi sáng bình thường nhưng buổi tối nhô lên thì chắc hẳn do dị ứng thực phẩm hoặc do mất cân bằng vi khuẩn ruột. Ngoài ra, táo bón và ăn quá nhiều trong một bữa cũng là nguyên nhân quan trọng khác tạo nên hiện tượng trướng bụng.
Bạn cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu hóa hoặc dễ lên men như các chất tạo ngọt nhân tạo, lúa mì, tỏi, hành, một số loại trái cây như anh đào, mận và các loại rau như Atisô, củ cải đường, nấm. Chế độ ăn uống “không đường” cũng sẽ rất có ích với những bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích.
Bổ sung nhiều rau xanh, thịt gà và cá. Bạn cũng không nên bỏ bữa sáng. Vì bộ máy tiêu hóa sẽ hoạt động có hiệu quả nhất vào buổi sáng.