Theo ước tính có khoảng 24.8 triệu dặm những con đường chồng chéo lên nhau bao phủ trên bề mặt trái đất. Và hàng trăm triệu thùng dầu được sử dụng để thực hiện việc phát triển các con đường – một sự lãng phí quá lớn.

Đứng trước thực tế đó, KTS Toby McCartney đã đưa ra một giải pháp để tránh lãng phí nguồn tài nguyên, đồng thời làm tác tác hại của nhựa phế thải không có cách xử lý.

Theo đó, công ty của McCartney, MacRebur ở Scotland, đã thực hiện việc sử dụng nhựa tái chế để tạo ra các con đường.

Việc làm này có thể nâng chất lượng của các con đường lên tới 60% về độ bền và kéo dài tuổi thọ của nó hơn tới 10 năm so với những con đường được xây dựng theo cách thức thông thường.

100% nhựa tái chế sẽ được McCartney chuyển đổi thành các hạt (viên) được ông gọi với cái tên là MR6 có chức năng thay thế nhựa đường, và có khả năng kết dính với nhau để tạo ra mặt đường bằng phẳng cho phương tiện qua lại.

Những con đường bình thường được cấu thành từ 90% là đá, cát và đá vôi cùng 10% là nhựa đường. Với MR6, phần lớn nhựa đường sẽ được thay thế bởi nhựa tái chế từ các hộ gia đình, các trang trại và rác thương mại.

Khi xây dựng, MR6 sẽ được trộn với đá và một chút nhựa đường, một công nhân của MacRebur trả lời phỏng vấn với BBC.

Ý tưởng của việc lấy nhựa tái chế làm đường xuất phát từ một câu hỏi được giáo viên của con gái McCartney đưa ra cho cả lớp rằng “Cái gì sống ngoài đại dương?” và con gái của ông trả lời: “Là nhựa”. McCartney không muốn con gái mình lớn lên trong một thế giới mà điều đó là sự thật.

Ông cũng đã từng ở Ấn Độ, nơi mà ông đã thấy cách mà người ta lấp một cái hố trên đường với rác thải nhựa: họ chất đầy nhựa thải vào cái hố đó rồi đốt chúng.

Do đó, ông bắt đầu thành lập MacRebur cùng một số người bạn của mình là Nick Burnett và Gordon Reid.

Con đường được làm từ nhựa tái chế đầu tiên chính là đường lái xe của McCartney và đến nay những con đường mà công ty ông tạo ra đã có mặt ở quận Cumbria, Anh.

Theo Reatimes.vn