Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới

Sỏi thận có thể gây nên hiện tượng đau lưng và vùng mạn sườn dưới (Ảnh minh họa)

Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh sỏi thận. Thông thường, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau đặc biệt ở bên hông hoặc vùng bụng dưới, nguyên nhân là do niệu quản là đường dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang. Khi sỏi được hình thành ở đây sẽ gây ra sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.

Đi tiểu nhiều lần hơn và tiểu buốt

Nếu bạn bỗng nhiên đi tiểu nhiều lần hơn so với bình thường mặc dù lượng nước uống vào không thay đổi thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi thận. Đặc biệt, khi bị sỏi thận, người bệnh thường cảm thấy rát khi đi tiểu, bởi khi mắc bệnh các viên sỏi đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo, làm xuất hiện các vết xước trên niệu đạo và có thể gây nên hiện tượng viêm nhiễm, khiến bạn tiểu rát, tiểu buốt.

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn cũng có thể là biểu hiện thường gặp của sỏi thận (Ảnh minh họa)

Buồn nôn và nôn cũng là dấu hiệu thường thấy của bệnh sỏi thận. Bạn có thể có cảm giác buồn nôn là do các cơn đau quá sức bởi sỏi thận, hoặc nôn vì đây là cách duy nhất thải chất độc ra khỏi cơ thể khi thận đã không còn tác dụng bài tiết chất cặn bã.

Hay sốt và cảm giác ớn lạnh

Sỏi thận rất dễ khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, điều này khiến người bệnh có thể bị sốt và ớn lạnh. Sốt và ớn lạnh là một biến chứng nghiêm trọng do sỏi thận gây ra, khi sốt có thể kèm theo hiện tượng run rẩy.

Nước tiểu có màu đục

Khi nước tiểu chuyển sang màu đục thì khả năng cao bạn đang có sỏi hoặc nằm trong nhóm đối tượng dễ có sỏi ở thận, tiết niệu. Nước tiểu đục có thể do quá nhiều chất cặn bã lắng đọng hoặc đang bị viêm đường tiết niệu. Nếu có viêm đường tiết niệu thì nước tiểu đục kèm mùi hôi, còn lắng cặn thông thường thì nước tiểu sẽ không có mùi.

Đi tiểu thường xuyên nhưng nhỏ giọt

Sỏi thận có thể gây hiện tượng tiểu tiện nhỏ giọt (Ảnh minh họa)

Khi bạn thường xuyên tiểu tiện nhỏ giọt, có khả năng sỏi thận đang đi qua niệu quản. Lúc này, sỏi thận kích thích bàng quang và khiến bạn có cảm giác tiểu tiện thường xuyên hơn. Nếu viên sỏi thận to, nó có thể gây tắc nghẽn niệu quản, khiến bạn chỉ có thể đi tiểu nhỏ giọt. Khi gặp những trường hợp trên, bạn cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Đau khi ngồi lâu

Khi những viên sỏi trong thận phát triển lớn hơn, người bệnh khó có thể ngồi hay nằm một tư thế nhất định trong thời gian dài. Do áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận khiến sỏi cọ xác vào nhiều cơ quan nội tạng khác, càng làm người bệnh bệnh đau đớn hơn rất nhiều.

Sưng vùng thận

Khi bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sỏi thận có thể sưng thận. Bạn có thể nhận thấy vùng bụng chứa thận, khu vực bụng xung quanh và háng bị sưng.

Theo Gia đình Việt Nam