Hàng năm, ngày 23/12 Âm lịch, người dân lại làm lễ tiễn ông Công Ông Táo lên chầu trời với phong tục phóng sinh cá chép là một nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam được lưu truyền trong dân gian nhiều đời. 

Hàng mã, mỗi chỗ một giá

Mâm cỗ cúng ông Táo gồm 3 bộ mã và nó đã trở thành phong tục của nhiều gia đình vào ngày này. Thị trường vàng mã đã đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân, ngày càng sản xuất ra những bộ mã đẹp hơn trước. 

Các mặt hàng phục vụ lễ tiễn ông Công ông Táo đồng loạt tăng trước ngày về trời.

Các mặt hàng phục vụ lễ tiễn ông Công ông Táo đồng loạt tăng trước ngày về trời. 

Do nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao khiến thị trường phục vụ Tết ông Công ông Táo trở nên sôi động nhiều ngày qua. Đặc biệt, trong ngày gần giờ tiễn Táo Quân về trời này. 

Từ phố Hàng Mã cho đến các sạp hàng bán vàng mã tại các chợ lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Nội như chợ Đồng Xuân, Yên Sở, Cầu Diễn… và cả trên các gánh hàng rong bên đường phố, hoạt động mua bán diễn ra rất nhộn nhịp. 

Trên phố Hàng Mã, thị trường mua sắm lễ tiễn ông Công ông Táo sôi động hơn cả.

Trên phố Hàng Mã, thị trường mua sắm lễ tiễn ông Công ông Táo sôi động hơn cả. 

Tùy vào nhu cầu của người dân, những nhà sản xuất vàng mã đã cho ra đời đủ các kích cỡ, chủng loại phong phú. Giá 1 bộ đồ ông Công ông Táo cũng có sự chênh lệch giữa các chợ và tùy vào kích cỡ. 

Tại chợ Cầu Diễn một bộ đồ ông Công ông Táo nhỏ có giá 25.000 đồng, bộ vừa được bán với giá 45.000 đồng, bộ to là hơn 100.000 đồng. Tại phố Hàng Mã, mức giá này có nhỉnh hơn với mức dao động từ 45.000 – 150.000 đồng/bộ. 

Tại các ghánh hàng rong, một bộ đồ ông Công ông Táo giá sẽ rẻ hơn từ 25.000 – 100.000 đồng/bộ. Tuy nhiên, hàng mã ở đây không thể đẹp và chất lượng bằng ở Hàng Mã, chợ Đồng Xuân. 

Cá chép mua cân bán con 

Bên cạnh việc hóa hàng mã, vào ngày này, người Việt thường làm lễ, làm cơm tiễn ông Công ông Táo rất thịnh soạn. Lễ vật cúng Táo Quân bao gồm mũ, áo, hia, cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy và một số vàng thoi bằng giấy là những vật dụng không thể thiếu trong dịp này. 

Năm nay, giá cá chép mua buôn đắt hơn năm ngoái nên người bán lẻ lo ngại việc tiêu thụ sẽ chậm. Điều đó khiến thị trường cá chép trở nên đắt đỏ hơn. 

Không khí nhộn nhịp cảnh người mua kẻ bán.

Không khí nhộn nhịp cảnh người mua kẻ bán.

Chợ Sơn Tây.

Một gian hàng tại chợ Ngọc Hà. 

Tại chợ cá lớn nhất Hà Nội - làng Sở Thượng (Hoàng Mai, Hà Nội), cá chép phục vụ lễ tiễn ông Công ông Táo từ nhiều nơi như: Nam Định, Hà Nam, Phú Thọ… đã đổ về đây nhiều ngày qua. Nhiều tiểu thương bán lẻ đã đến chợ lấy từ 5 - 20 kg cá tại chợ trong nội thành. Sáng 22/12 (âm lịch), cá chép đỏ có giá 70 - 80.000 đồng/kg. 

 Người buôn cá có thể lãi gấp đôi số vốn bỏ ra. 

Thị trường hoa tươi cũng khá sôi động. 

Các sản phẩm hoa giả làm mới ban thờ ngày Tết ông Công ông Táo. 

Thị trường hoa quả cũng đồng loạt tăng giá cao hơn ngày thường. 

Tuy nhiên, theo ghi nhận tại một số chợ dân sinh sáng nay, giá bán lẻ cá chép đỏ loại nhỏ khoảng 20.000 đồng/3 con, loại cá khoảng 15-20 con/kg. 

Một người bán cá tại chợ Cầu Diễn cho biết, năm nào đến ngày 23 tháng Chạp chị cũng đi buôn cá chép. Năm nay, giá bán lẻ cao hơn năm ngoái. 

Bên cạnh cá chép có giá đắt đỏ, nhiều sản phẩm như: hoa quả, hoa tươi… cũng đồng loạt được người buôn tăng lên do nhu cầu người mua đông./. 

Theo Trần Văn/ Gia đình Việt Nam