Hiểm họa của chất tạo nạc thịt lợn

Tình trạng sử dụng chất tạo nạc cấm (hay còn gọi là chất tăng trọng) trong chăn nuôi heo đang trở nên đáng báo động, trong đó chất được dùng phổ biến ở Việt Nam là salbutamol. Nếu lợn được kích nạc bằng salbutamol thì cơ bắp, cơ mông, đùi rất chắc, nổi rõ.

Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, người chăn nuôi thường pha chất này với thức ăn cho lợn trong khoảng 1-2 tháng, thậm chí là 15 ngày. Sau khi sử dụng khoảng nửa tháng, người chăn nuôi phải cho lợn xuất chuồng vì nếu không chúng sẽ thoái hóa, có thể chết.

"Do đó, nếu ăn phải thịt lợn vỗ béo bằng chất tạo nạc, người sử dụng sẽ ăn trực tiếp tồn dư của các chất đó", PGS Thịnh cho hay.

“Salbutamol và Clenbutarol đều được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa. Vì vậy, chất này còn tồn dư trong thịt bao nhiêu thì người sử dụng sẽ hấp thụ bấy nhiêu", PGS Thịnh cho biết thêm.

Về tác hại, PGS Thịnh cho biết, nếu Salbutamol được tích lũy trong cơ thể một thời gan dài, người tiêu dùng sẽ bị nhiễm độc gây nhức đầu, run tay chân, buồn nôn, nhịp tim nhanh, làm tăng hoặc hạ huyết áp, rối loạn tiêu hóa. Trường hợp ngộ độc nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Riêng về khả năng gây ung thư, chuyên gia này cho biết hiện nay chưa có công bố chính thức về điều này. Tuy nhiên, chất tạo nạc vẫn là hóa chất có khả năng gây hại cho sức khỏe con người.

nhận biết thịt heo lưu hành trên thị trường có hay không sử dụng chất tạo nạc Salbutamol
 
- See more at: http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2016/3/415860/#sthash.ZmlC8N18.dpuf

Người tiêu dùng cảm thấy khó khăn khi nhận biết thịt lợn (heo) lưu hành trên thị trường có hay không sử dụng chất tạo nạc Salbutamol.

Cách nhận biết thịt lợn có chứa chất tạo nạc

Theo các chuyên gia nông nghiệp, lợn nếu được nuôi bằng hóa chất tạo nạc thì da sẽ mỏng hẳn, khi lợn còn sống da có độ căng bất thường, có cảm giác như bị ứ nước bên trong. Khi chọn thịt cần tránh loại mà lớp mỡ dưới da mỏng, lỏng lẻo, dày chưa đến 1cm (trong khi lớp mỡ của lợn nuôi bình thường dày từ 1,5 – 2cm).

Khi thái thịt nếu miếng thịt mềm, không đứng vững được thì có khả năng là loại bị sử dụng chất tạo nạc.

Khi mua thịt cần để ý chỗ liên kết giữa phần nạc và phần mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có dịch vàng rỉ ra thì chắc chắn đó là thịt nuôi bằng chất tạo nạc.

Thịt lợn nuôi bằng chất tạo nạc thường có màu đỏ bất thường và sáng, bóng hơn bình thường, tuy nhiên lại dễ bị biến thành màu đỏ sậm ngả sang đen, khi ăn thường có cảm giác khô, không có vị béo của thịt.

Bên cạnh các loại thịt lợn có thể được nuôi bằng chất tạo nạc, thịt lợn trên thị trường hiện nay vẫn có nhiều loại được tạo bằng các giống lợn cao nạc hoặc giống siêu nạc và có giá trị dinh dưỡng cao. Mặc dù thường rất khó để phân biệt đâu là thịt lợn từ giống siêu nạc với thịt lợn được nuôi bằng chất tạo nạc, một vài nguyên tắc chung sau đây có thể giúp người tiêu dùng chọn lựa thịt lợn an toàn hơn, nhất là trong ngày tết.

Để chọn được các loại thịt an toàn, nên chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Thịt tươi, ngon phải có lớp mỡ có màu sáng bóng, phần nạc có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Thịt tươi và sạch cần phải không có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi thuốc kháng sinh./.

Sử dụng chất tạo nạc có thể bị phạt tù tới 5 năm

Trao đổi với báo chí, ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra Chuyên đề, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay, việc nhiều người sử dụng chất cấm Salbutamol làm chất tạo nạc cho lợn là mối họa đối với sức khỏe của cả cộng đồng và toàn xã hội. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, chế tài chỉ mới dừng lại ở mức xử vi phạm hành chính.

"Theo quy định hiện tại, các cơ sở sản xuất sử dụng chất cấm trong chăn nuôi chỉ bị phạt từ 70-100 triệu, không đủ sức răn đe", ông Dũng nhận định.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, sau khi dư luận xã hội lên tiếng, các cơ quan chức năng tích cực vào cuộc, chế tài đối với việc buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi như Salbutamol đã được thay đổi để tăng tính răn đe.

Ông Dũng cho biết, kể từ 1/7, sau khi Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi có hiệu lực, hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng chất cấm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng sẽ bị phạt từ 100 triệu tới một tỉ. Các trường hợp nghiêm trọng có thể bị phạt từ 1-5 năm.

"Tôi cho rằng mức phạt mới sẽ có tính răn đe đối với những hành vi vi phạm này", ông Dũng nói.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, bên cạnh việc tăng chế tài, một vấn đề quan trọng hơn là cần thắt chặt khâu quản lý đầu vào của những chất cấm như Salbutamol. "Một khâu rất lớn là quản lý đầu vào trong thời gian qua đã bị buông lỏng", ông Dũng nói.

Nhiều công ty được cấp hóa đơn nhập khẩu Salbutamol sau đó đã cho nhân viên bán ra cho công ty khác để bán ra ngoài làm thức ăn chăn nuôi.

Hiện tại, Cục quản lý dược của Bộ Y tế đã tiến hành siết chặt quản lý đối với chất tạo nạc Salbutamol. Theo đó, Bộ Y tế đã ngừng cấp hạn ngạch nhập khẩu đối với Salbutamol. Sắp tới sẽ sửa lại Luật Dược, đưa Salbutamol vào danh sách thuốc phải quản lý đặc biệt để quản lý chặt chẽ khâu nhập khẩu và phân phối.

 

Theo Quý Dương (Tổng hợp) / Gia đình Việt Nam