1. Phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả bằng quan sát bên ngoài:

Màu sắc:

Đông trùng hạ thảo thật chia làm 2 phần “trùng” và “thảo”. Bề mặt “trùng” có màu vàng nâu. 
+ Gần đầu “trùng” có 1 đoạn màu vàng nhạt và sáng hơn rõ rệt (do bị “thảo” hút chất dinh dưỡng). 
+ Bề mặt “thảo” có màu của cành cây khô, đoạn gần gốc “thảo” hơi ngả vàng, ngọn “thảo” vuốt nhọn. 
+ Mắt “trùng” phẳng, không lồi có màu nâu đỏ. Một số trường hợp, phần gốc của "thảo" phủ lên mắt "trùng", bạn chỉ cần lấy móng tay cào nhẹ sẽ thấy được mắt trùng màu nâu đỏ.

Hình dáng: 
+ Ở lưng có các vân vòng rõ nét, cứ 3 vân vòng liền sát nhau thành 1 đốt
+ Có đủ 8 cặp chân: 4 cặp chân ở giữa căng tròn rõ rệt; 3 cặp chân gần đầu bị thoái hóa, liền sát nhau và 1 cặp chân ở đuôi rất rõ.
+ Khi bẻ đôi đoạn gần đầu “trùng” sẽ thấy ở giữa mặt cắt có 1 vệt đen mờ hình chữ V, đó là đường tiêu hóa của “trùng”.

Cách phân biệt Đông trùng hạ thảo thật - giả nhanh nhất

Cách phân biệt Đông trùng hạ thảo thật - giả nhanh nhất.

Bộ phận đầu sâu non và đầu thảo của Đông trùng hạ thảo gắn với nhau một cách tự nhiên phát triển, chỗ nối với nhau rất khớp, hoàn toàn không thấy dấu vết nối, nếu là  Đông trùng hạ thảo giả rất dễ dàng có thể nhìn thấy vết nối.

Dạng sâu của Đông trùng hạ thảo thật có những vân, mỗi 3 vân làm thành một gấp, các nếp gấp xếp thành hàng, các vân nằm gần phía đầu rất sâu.

Đông trùng hạ thảo giả một mặt lỗ rõ điểm khác biệt này, mặt khác các nếp gấp giao nhau bằng phẳng, thường dùng khuôn để tạo ra.

Xem chân sâu non, Đông trùng hạ thảo thật có 8 chân đối xứng nhau, hàng giả số lượng chân không cố định, con thì có 8 chân, con có nhiều hơn hoặc ít hơn 8 chân;

Xem mặt cắt dọc, hàng thật sau khi tách ra có thể thấy những đường vân rõ nét, ở phía giữa đông trùng hạ thảo có lõi màu đen giống hình chữ V, hàng giả không có. Đây là cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả dễ nhất và phổ biến nhất.

Với loại tự nhiên thì đầu sâu non giống như con tằm, có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng, dài chừng 3-5 cm. Ở đuôi sâu sẽ có màu nâu như đuôi con tằm, có 8 cặp chân, 4 đôi ở giữa là rõ nhất.

Với hàng giả thì bên ngoài sẽ có màu vàng nhạt, độ dài 2-3 cm, đường kính 0,1-1 cm, đặc biệt chất trùng giòn, mặt cắt có màu trắng

2. Phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả bằng khứu giác:

Khi mở hộp đựng Đông trùng hạ thảo, chúng ta sẽ ngửi ngay thấy mùi giống mùi nấm rơm và mùi tanh của nấm hương rất đậm. Mỗi con Đông trùng hạ thảo đặt gần nhau cũng có thể ngửi thấy mùi này nhưng nhẹ hơn.

Những con Đông trùng hạ thảo làm giả không có mùi này, nếu có cũng không phải là mùi nấm rơm và mùi tanh của nấm hương như trên, mà là mùi tanh của cá, mùi nước hoa giả hoặc mùi nguyên liệu hóa học.

Cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả này rất có hiệu quả với người có khứu giác tốt.

Cách phân biệt Đông trùng hạ thảo thật - giả nhanh nhất.

Cách phân biệt Đông trùng hạ thảo thật - giả nhanh nhất.

3. Phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả bằng tay (cảm giác):

Nhẹ nhàng cầm một nắm Đông trùng hạ thảo lên, lắc lắc tay cảm nhận trọng lượng, có cảm giác nhẹ như cỏ khô. Ngược lại Đông trùng hạ thảo giả khi để vào lòng bàn tay có cảm giác nặng.

4. Phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả bằng cách nếm:

Khi cho Đông trùng hạ vào miệng nhai vụn như nhai hạt đậu nành, tấm, càng nhai càng thơm, trong miệng có mùi thơm như mùi thịt gà.

Nếu cho Đông trùng hạ thảo giả vào miệng nhai, có cảm giác cứng, sau khi nhai có nước bọt tiết ra ta sẽ thấy giống bột đất sét, đến khi không thể nhai nữa nó hoàn toàn không có mùi thơm của thịt mà có mùi đất rất nồng.

Cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả này hiệu quả cho người có vị giác tốt.

5. Kinh nghiệm khi mua Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo thật được phân loại to nhỏ rất kỹ và rõ ràng theo số con trên 1 gram. Càng ít con trên 1 gram tức là kích thước con lớn hơn, giá trị sẽ đắt hơn.

Trong khi các loại có hình dạng gần giống với Đông trùng hạ thảo thường được bán theo khối lượng mà không phân loại theo số con trên 1 gram. Đông trùng hạ thảo được phân thành các loại như sau:

Loại A7000 tức 1g có 7 con 
Loại A6000 tức 1g có 6 con 
Loại A5000 tức 1g có 5 con 
Loại A4000 tức 1g có 4 con   
Loại A3000 tức 1g có 3 con 
Loại A2000 (lớn nhất) tức 1g có 2 con 
 
Đông trùng hạ thảo mỗi năm thu hoạch một lần vào mùa hạ, có kích thước phổ biến nhất là loại A5000 và A4000, chất lượng ổn định. Các loại A6000 và A7000 thì quá nhỏ, giá lại không rẻ hơn nhiều.

Trong khi các loại A3000 và A2000 là những con có kích thước lớn, được tuyển chọn trong số những con thu hoạch được nhưng lại có giá trị đắt hơn nhiều do hiếm hơn. Vì vậy dùng các loại A5000 và A4000 sẽ chất lượng và kinh tế hơn cả.

Với những thông tin trên hy vọng có thể giúp các bạn trong việc phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả và chọn mua được sản phẩm tốt có lợi cho sức khỏe.

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam