Dưới đây là những kinh nghiệm của những người chuyên mua bán xe cũ để đưa lại cho người tiêu dùng biết cách lựa chọn chiếc xe đúng nhu cầu, tránh mua phải những chiếc xe "lướt" rất rắc rối khi gặp vấn đề về pháp luật.
Xe chính chủ, với đầy đủ giấy tờ hợp lệ
Đây là loại giấy tờ xe được xem là an toàn nhất cho người mua xe máy cũ. Những xe này có giấy tờ xe đầy đủ, và trùng với chứng minh thư của người bán xe (tức người bán là người sở hữu phương tiện).
Những loại giấy này được cấp cho chủ xe, và có thể sang tên chuyển vùng cho người mua hoàn toàn một cách dễ dàng. Ngoài ra, bạn sẽ không gặp bất kỳ vấn đề gì khi lưu thông trên đường.
Để kiểm tra chính chủ hay không thì bạn chỉ cần kiểm tra giấy tờ xe và chứng minh thư của người bán xe, có trùng hợp với nhau hay không, nếu trùng hợp thì đây chính là xe chính chủ, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lưu thông trên đường.
Tuy nhiên, xe có giấy tờ chính chủ thường có giá cao, rẻ hơn mức giá xe mới không quá nhiều, do đó, nhiều người không muốn mua dòng xe này, đơn giản vì nó quá đắt.
Xe máy cũ chính chủ thường có giá khá cao
Xe thanh lý (đây thường là những chiếc xe vi phạm luật, mà người dùng không chuộc lại, khiến cho các cơ quan chức năng buộc phải thanh lí cho người dân, xung tiền và kho bạc nhà nước).
Thường loại xe này thường có nhiều giấy tờ kèm theo như : Biên bản thanh lý, biên bản tịch thu xe, giấy tờ xe. Ngoài ra trên giấy tờ xe này thường ghi là: Xe tịch thu, thanh lý. Các loại xe thanh lí này thường có giá thành rẻ hơn khá nhiều so với xe chính chủ giấy tờ hợp lệ, vì thế cũng có nhiều người thích mua.
Tuy nhiên, loại xe này thường gây khó khăn cho người mua nếu như vi phạm giao thông, cảnh sát giao thông sẽ kiểm tra rất gắt gao gây khó chịu.
Bên cạnh đó, các loại xe này rất khó khi chuyển vùng chuyển chủ lần 2, điều này gây nhiều rắc rối cho người sở hữu. Nhưng với ưu điểm là giá thấp hơn các loại xe cũ khác rất nhiều nên nhiều người vẫn bỏ tiền mua các loại xe này.
Cách phân biệt giấy sàn (xe một loại, đăng kí một nẻo)
Xe này thường là loại xe không có đăng kí của nó, mà dùng đăng kí của một chiếc xe khác để sử dụng. Ví dụ chiếc xe Yamaha Exiter, thì đăng kí lại là Yamaha Jupiter.
Các dòng xe này thường là các xe bị mất giấy tờ, hoặc nghiêm trọng hơn là loại xe "nhẩy" (tức là ăn trộm", để dễ bán hơn, người bán dùng giấy tờ của một chiếc xe khác để bán kèm, nhưng thường là "râu ông nọ cắm cằm bà kia", vì thế nếu bị vi phạm giao thông thì rất dễ bị điều tra, gây nhiều phức tạp.
Cách nhận diện những chiếc xe này thường là xe riêng biệt, kèm theo biển số rời riêng, giấy tờ riêng,...và khi có người mua, thì người mua được quyền "chọn biển số" sau đó mới gắn vào xe và trao giấy tờ. Các loại xe này thường có mức giá rất rẻ, thường rẻ bằng 1/3 so với các dòng xe tương tự nhưng giấy tờ chính chủ.
Xe giấy mẹ bồng con
Đây là loại xe thường được thấy nhiều nhất ở xe 3 bánh chở hàng, xe 2 thì, PKL. Đây là loại xe có giấy tờ hồ sơ gốc nhưng mà chỉ một bộ hồ sơ sẽ có rất nhiều xe chung. Nói 1 cách đơn giản hơn chỉ có 1 biển số, 1 giấy xe, 1 số máy, 1 số khung, nhưng có nhiều xe cùng mang
Những chiếc xe mẹ bồng con này sẽ rất dễ gặp rắc rối với pháp luật, và thường bị cảnh sát giao thông hỏi nhiều khi lưu thông trên đường, chính vì thế, mức giá của xe này thường thấp hơn rất nhiều so với mức giá của một chiếc xe cùng loại nhưng chính chủ.
Xe không giấy
Các loại xe này là những chiếc xe không có giấy tờ xe kèm theo vì thế mức giá của loại xe này thường thấp nhất trong số các loại xe cũ mua trên thị trương. Việc lưu thông chiếc xe này trên đường sẽ gặp rất nhiều rắc rối nếu như bị cảnh sát giao thông thổi phạt.
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/ 07/ 2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội thì người có hành vi “Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có” có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện phạm pháp.
Do đó, nguy cơ chiếc xe này bị tịch thu là rất lớn, vì thế, nếu mua những chiếc xe không có giấy tờ, bạn nên đi một cách "ngoan ngoãn", tuân thủ theo luật giao thông, tránh trường hợp bị xử phạt.
Và tốt nhất là không nên mua nếu như xe không có giấy tờ. Và để yên tâm nhất, bạn chỉ nên mua xe chính chủ để không dính phải những rắc rối liên quan đến luật pháp.
Mong rằng với những cách phân biệt trên đây bạn đã có kiến thức để vững tâm hơn khi tự mình đi mua một chiếc xe cũ.