1. Biểu hiện của dị ứng, mẩn ngứa là gì?

Biểu hiện chính của dị ứng, mẩn ngứa. Ngoài các dấu hiệu chính là ngứa, da thường có vết xước, nổi mẩn đỏ với nhiều hình dạng khác nhau.

Biểu hiện của dị ứng, mẩn ngứa vào mùa hè

Biểu hiện của dị ứng, mẩn ngứa vào mùa hè

Người bị dị ứng thường nổi những mẩn đỏ thành vết, đám hoặc sần nề, gồ cao hơn mặt da, ranh giới rõ, tròn hoặc vằn vèo, màu hồng nhạt, ở giữa hơi bạc màu, rắn chắc, có thể xuất hiện khắp người hoặc từng vùng.

Tuy nhiên, càng gãi các chấm đỏ càng lan rộng thành từng đám rồi nổi lên khắp trên da mà không thỏa mãn cơn ngứa.

Dị ứng thường khiến cho làn da của bạn bị sưng tấy, đặc biệt là vùng da xung quanh môi hay mặt là “đối tượng “ tấn công chủ yếu.

  1. Nguyên nhân gây dị ứng, mẩn ngứa

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này chính bởi thời tiết nóng bức của ngày hè khiến các tế bào hô hấp nhiều hơn, da tăng cường tiết mồ hôi, cộng hưởng với khói, bụi nắng nóng, gây nóng trong người. Đây là cơ hội cho dị ứng, mẩn ngứa, sẩn mề đay ghé thăm.

Một nguyên nhân nữa khiến cho dị ứng tấn công cơ thể bạn trong những ngày hè đến từ chế độ ăn uống. Việc sử dụng quá nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm hay những thực phẩm quá ngọt, giàu năng lượng… khiến năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng quá trình chuyển hóa cơ bản nên tăng sinh nhiệt, tăng độc tố trong cơ thể trong cơ thể và dẫn đến dị ứng, mẩn ngứa.

Nguyên nhân chính là do thời tiết nắng nóng, bụi bẩn và chế độ ăn uống chưa hợp lý

Nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng, mẩn ngứa là do thời tiết nắng nóng, bụi bẩn và chế độ ăn uống chưa hợp lý

Một điều thường thấy là các triệu chứng dị ứng trong mùa hè thường xuất hiện nhiều hơn trong thời điểm chiều tối hoặc tối, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cũng theo đó mà càng trở nên dữ dội.

Hay chênh lệch nhiệt độ phòng (điều hòa) và ngoài trời; khi tắm hay việc sử dụng quạt đều dễ gây kích ứng da. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa hai thời điểm chính là lời giải cho hiện tượng này, nó khiến cơ thể không kịp thích ứng và phản ứng lại bằng tình trạng dị ứng, mẩn ngứa, sẩn mề đay,…

Bên cạnh đó, việc ra đường vào mùa hè trong những ngày nắng nóng, cộng với khói bụi từ các phương tiện tham gia giao thông sẽ làm tổn hại tới làn da của bạn và cũng là nguyên nhân dẫn tới việc dị ứng.

  1. Cách chữ trị dị ứng, mẩn ngứa

Cây đinh lăng

Đinh lăng có mùi thơm nhẹ khi nhai nên nhiều người thích ăn kèm với cơm. Ngoài ra, đinh lăng còn được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa bệnh. Vị thuốc này có những công dụng như bổ huyết, thông huyết, chống và chữa bệnh dị ứng da, giải độc cho cơ thể.

Chữa dị ứng, nổi mẩn ngứa trên da do tác động của thời tiết: 1 nắm lá đinh lăng cho vào chảo nóng xao liên tục đến khi chúng khô héothì đổ lá vào miếng vải nhỏ gói lại rồi chà nhiều lần lên những vùng da bị ngứa và có nổi mẩn.

Kết hợp thêm uống 1 bát thuốc đinh lăng sắc để tăng hiệu quả. Uống thuốc 2 lần, chà xát bằng thuốc thực hiện mỗi khi bị ngứa.

Mướp đắng

Vì có tính hàn nên mọi người ăn nhiều mướp đắng để giải nhiệt. Ngoài ra, sử dụng quả mướp đắng giúp cơ thể giải độc tố và điều trị dị ứng mẩn ngứa hiệu quả.

Cách dùng: mướp đắng dùng 1 hoặc 2 quả to thái thành lát mỏng rồi giã nhuyễn để lọc được nhiều nước cốt nhất. Hòa nước cốt mướp đắng vào thau nước sạch và dùng chúng để tắm rửa hằng ngày. Sau khi tắm xong mà các cơn ngứa vẫn làm phiền thì tiếp dùng lấy vài lá mướp đắng vò nát nhuyễn rồi đắp lên da.

Rau sam

Rau sam là một loại rau rất tốt, lành tính, thêm một đặc điểm nữa mà không phải loại rau nào cũng có đó là có tính kháng sinh, giải độc và giải nhiệt tốt lại thêm tính diệt khuẩn hiệu quả. Rau sam còn chứa rất nhièu khoáng chất có lợi cho sức khỏe, mọi ngừoi nên ăn chúng nhiều hơn sẽ nhận được nhiều lợi ích bất ngờ.

Cách trị mẩn ngứa và mùa hè bằng rau sam: chuẩn bị 30g rau sam đã được ngâm rửa sạch, xay nhuyễn hoặc giã nát sau đó vắt kĩ để lấy nước cốt. Hòa nước này vào nước tắm sẽ giúp chữa ngứa, làm lặn các sẩn nổi trên da. Thuốc tắm này cũng hiệu quả tốt trong chữa trị chứng rôm sẩy.

Bên cạnh các bài thuốc trị chứng dị ứng, mẩn ngứa từ dân gian và thiên nhiên thì bạn cần:

Chườm mát bằng khăn lạnh, ẩm

Độ ẩm và nhiệt độ thấp có thể làm dịu nhanh làn da và ngăn ngừa hình thành thêm các nốt mẩn ngứa. Bởi vậy, khi bị nổi các nốt mề đay, mẩn ngứa bạn nên ngâm khăn mềm trong nước lạnh, sau đó vắt ráo nước (chú ý khăn ẩm, chứ không ướt sũng) và áp lên vị trí của da khoảng 30 phút.

Nên làm mỗi ngày 3 lần cho đến khi những nốt mẩn ngứa biến mất.

Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ

Nhiều người nghĩ rằng khi bị dị ứng cần phải kiêng nước. Điều này hoàn toàn không đúng. Bởi lẽ việc tắm rửa vệ sinh hàng ngày sẽ giúp bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da và giúp da thoáng mát hơn.

Lưu ý không nên tắm bằng nước nóng và sử dụng các loại xà phòng tẩy rửa để tắm.

Mặc quần áo cotton, mềm

Quần áo bó chật, chất vải nóng là tác nhân làm trầm trọng thêm tình trạng mẩn ngứa, mẩn đỏ. Do đó, tốt nhất bạn nên chọn quần áo có chất liệu mềm mại, nhẹ nhàng và thoáng mát.

Dùng kem bôi ngoài da

Nhóm hoạt chất corticoid có tác dụng giảm ngứa, giảm mẩn đỏ rất nhanh trong các trường hợp dị ứng, mề đay. Tuy nhiên, corticoid gây ức chế hệ miễn dịch, làm mỏng da và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tại da. Không nên lạm dụng kem bôi này, đặc biệt trên nhóm đối tượng trẻ em.

  1. Cách phòng tránh dị ứng, mẩn ngứa

Để phòng chống dị ứng, mẩn ngứa cần cung cấp nước đầy đủ, chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý

Để phòng tránh dị ứng, mẩn ngứa cần cung cấp nước đầy đủ, chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý

Tăng cường các thực phẩm giải nhiệt

Ngoài việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh với đủ các dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe, bạn cũng cần tăng cường các thực phẩm có tính giải nhiệt như đậu phụ, mướp đắng (khổ qua), củ cải, bí đao, cà chua, dừa, chanh,… và các loại hoa quả để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Chế độ ăn uống hợp lý

Về mùa hè không nên ăn uống đồ cay nóng, kích thích như uống rượu, hút thuốc, ăn ớt, hạt tiêu, hành tỏi sống, cà phê, uống nhiều nước đá.

Nên tăng cường ăn nhiều rau quả có tính mát như dưa hấu, dưa chuột, bí đao, rau đay, mồng tơi, cua đồng, mướp đắng, chanh, cam, thanh long…Khi ra ngoài trời phải đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang, đeo kính râm, tránh tụ tập đông người.

Bổ sung nước cho cơ thể

Nước là yếu tố rất cần thiết đối với cơ thể

Nước là yếu tố rất cần thiết đối với cơ thể

Để bù đắp lượng nước đã mất qua mồ hôi, bạn cần chú ý bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Trong điều kiện bình thường, các bạn có thể cung cấp cho cơ thể từ 2 - 2,5 lít nước.

Tuy nhiên, trong những ngày nắng nóng, cần uống nhiều hơn để đảm bảo cho cơ thể không rơi vào tình trạng thiếu nước.

Chống nắng đúng cách

Cơ thể chúng ta rất nhạy cảm với ánh nắng gắt của mùa hè, ảnh hưởng của nó có thể dẫn tới tình trạng viêm da, gây tổn thương cho da,...

Do đó, để bảo vệ cơ thể khi đi ngoài trời nắng, ngoài việc bôi kem chống nắng, chúng ta nên sử dụng các sản phẩm chống nắng như kính mát, khẩu trang, áo chống nắng, găng tay…

Nghỉ ngơi và thư giãn

“Chống chọi” với ánh nắng chói chang của mùa hè thường rất dễ khiến chúng ta rơi vào mệt mỏi, kiệt sức… Vì vậy, các bạn cũng cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để cơ thể thả lỏng, tinh thần được thoải mái./.

Theo Nhật Linh (Tổng hợp) / Gia đình Việt Nam