Theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015, vùng bờ là khu vực chuyển tiếp giữa đất liền hoặc đảo với biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển. Trong đó, vùng biển ven bờ có ranh giới trong là đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm (18,6 năm) và ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm với khoảng cách bằng 06 hải lý do Bộ TN&MT xác định và công bố. Vùng đất ven biển bao gồm các xã, phường, thị trấn có biển thuộc 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển.

Tại Hội nghị Trung ương 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách, Chiến lược nêu rõ “khẩn trương xây dựng quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ”.

Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 24/7/2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch không gian biển quốc gia. Mục tiêu chung của nhiệm vụ này là: “Bảo đảm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các tài nguyên biển và hải đảo trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế trên các vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam”.

Quy hoạch không gian biển quốc gia là định hướng cho tương lai phát triển của kinh tế biển của Việt Nam và giúp cho kinh tế biển của các địa phương phát triển mạnh mẽ.
Quy hoạch không gian biển quốc gia là định hướng cho tương lai phát triển của kinh tế biển của Việt Nam và giúp cho kinh tế biển của các địa phương phát triển mạnh mẽ.

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 thảo luận tại hội trường về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ThS Đỗ Diệu Linh, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chỉ ra rằng, qua nghiên cứu hoạt động kinh tế biển của vùng Tây Nam Australia, Thái Lan và một số nước trên thế giới và trong khu vực, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để Việt Nam có thể tham khảo và vận dụng như sau:

Thứ nhất, xây dựng đồng bộ chính sách phát triển kinh tế biển, ven biển, sớm ban hành quy hoạch không gian biển quốc gia. Việc xây dựng các chính sách phát triển kinh tế biển thực chất là xây dựng được hệ thống các mục tiêu và các điều kiện, biện pháp bảo đảm thực hiện các mục tiêu đó. Quy hoạch không gian biển quốc gia chính là định hướng cho tương lai phát triển của kinh tế biển của Việt Nam và giúp cho kinh tế biển của các địa phương phát triển mạnh mẽ.

Đối với quốc gia, việc quy hoạch không gian biển mang ý nghĩa chiến lược bền vững, lâu dài và liên quan đến chủ quyền, lãnh hải. Đối với địa phương cấp tỉnh, việc xây dựng quy hoạch không gian biển vừa là định hướng phát triển vừa là cách thức để quản lý các lĩnh vực, hoạt động kinh tế biển tốt hơn và hướng đến sự phát triển bền vững.

Đặc biệt, không gian kinh tế biển luôn rộng mở, đa dạng và tác động lẫn nhau cả về mặt tự nhiên và phát triển theo các cấp độ thông qua mối liên kết vùng. Những mâu thuẫn, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về biển, đảo hiện này đều đang cho thấy sự thiếu đồng bộ trong công tác quy hoạch không gian biển quốc gia và tại địa phương, gây ra những ảnh hưởng xây đến phát triển bền vững kinh tế biển.

Tuy nhiên, trong xây dựng quy hoạch không gian biển của địa phương cần phải chú ý đến tính tổng thể của quy hoạch vùng, mối liên kết về mặt địa lý và kinh tế của vùng mới đạt kết quả cao nhất của công tác quy hoạch nhằm phát triển kinh tế biển. Cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập mới các quy hoạch liên quan đến biển, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ giữa các ngành, địa phương; nối liên vùng giữa đất liền với biển, giữa địa phương có biển và địa phương không có biển.

Thứ hai, đa dạng hóa việc huy động nguồn lực đầu tư cho một số lĩnh vực kinh tế biển mũi nhọn và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ kết nói với hệ thống trong toàn vùng, liên vùng Nguồn lực cho phát triển kinh tế biển luôn đòi hỏi sự đầu tư rất lớn. Do đó, cần có các biện pháp, cơ chế linh hoạt trong vấn đề huy động nguồn lực, khuyến khích 6 các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững kinh tế biển, một số lĩnh vực tiên phong, mũi nhọn, như: du lịch biển, logistics, khai thác cảng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, dầu khí,…

Phát triển kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, đồng bộ, mạng lưới giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, các khu công nghiệp; nâng cấp chuỗi đô thị ven biển thành những trung tâm tiến ra biển, gắn kết với các khu kinh tế ven biển và phát triển chuỗi logistic để liên kết các khâu sản xuất, lưu thông, giao nhận, xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa, kết nối chiến lược Bắc - Nam, Đông - Tây giữa các vùng trong nước và với thế giới để đẩy mạnh khai thác tiềm năng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất dựa trên hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên theo hướng hợp lý, tiến bộ, gắn với hội nhập quốc tế.

Thứ ba, tập trung phát triển nguồn nhân lực biển chất lượng cao. Hiện nay, nguồn nhân lực biển cho phát triển kinh tế biển vừa thiếu lại vừa yếu, do đó phải có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng trong dài hạn, dự báo được nhu cầu nguồn nhân lực mà các lĩnh vực, hoạt động kinh tế biển đang cần, phải tổ chức liên kết, hợp tác với các trường đại học đúng chuyên ngành để thực hiện đa dạng hóa phương thức đào tạo mới có thể đáp ứng được đòi hỏi của quá trình phát triển.

Đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư phát triển nguồn nhân lực với đầu tư phát triển khoa học - công nghệ biển, trên cơ sở tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở, đơn vị hoạt động khoa học và công nghệ biển trọng điểm, tận dụng sáng tạo những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến.

Theo Kinhtemoitruong.vn

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/can-som-ban-hanh-quy-hoach-khong-gian-bien-quoc-gia-74974.html