Tiêu dùng plus xin giới thiệu bài viết của chủ biên tờ Ngày nay với nickname trên mạng xã hội là Song Hồ:

"Với công dân mạng, không biết từ bao giờ, “vỉa hè” trở thành một khái niệm kỳ lạ, nó dùng để nói về những thông tin xuất phát từ nguồn tin không chính thống.

Nhưng cái thông tin vỉa hè í lại được lắng nghe và tin tưởng hơn bất cứ nguồn tin nào. Tại sao thông tin “vỉa hè” lại trở nên quan trọng như vậy, chúng ta lại phải quay về nơi xuất phát của nó - Vỉa hè.

Vỉa hè Việt Nam là một hiện tượng văn hóa đặc hữu, một cuộc giằng co giữa một thói quen rất gần với "truyền thống" và mong muốn tiến đến một đô thị "văn minh" theo chuẩn nước ngoài.

Bạn có thể bắt gặp một kiến trúc sư tên tuổi ngồi vỉa hè rít thuốc lào và uống trà nóng. Một hình ảnh rất thơ mộng trong mùa Đông Hà Nội. Các trí thức nước ta sẽ không thể ngừng tôn vinh và nâng việc ngồi vỉa hè lên thành một văn hóa.

Nhưng chính kiến trúc sư đó, hôm qua vừa đăng một bài phân tích tỉ mẩn về quy hoạch đô thị tại Boston hay Los Angeles và gạt bỏ cái vỉa hè trong bài viết của mình như một khối u cần cắt bỏ.

Vỉa hè, theo nghĩa đen, chính là nơi mưu sinh, kí ức, thậm chí là tình yêu của hàng triệu thân phận đã trót gắn bó với mảnh đất Việt Nam này.

Ở đó, nhiều thế hệ đã sống, đã lớn lên chứng kiến dòng chảy lịch sử xoay vần đến ngày hôm nay. Chính những diễn biến của cuộc sống xảy ra trước mắt họ như những thước phim quay chậm, để lan tỏa vào ngóc ngách cuộc sống khiến nó tự nhiên phải mang định kiến nói trên.

Cà phê cóc Sài gòn, chè chén cổng Ga cho đến những cuộc tranh đấu nhuộm máu để sinh tồn trên vỉa hè, dưới sự khắc họa bằng ngòi bút của Gia Hiền, Phọt Phẹt, Ngô Nguyệt Hữu, Hoàng Hối Hận bỗng trở nên thân thuộc đến kì lạ.

Chỉ có ở Ngày Nay, báo miễn phí đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, số 6 ra ngày 10/12/2015.

Ở Ngày Nay số này, bạn sẽ thấy một sức chiến đấu mãnh liệt trước những vấn đề nhức nhối của cuộc sống dưới ngòi bút của nữ pv điều tra Bạch Hoàn, cây phóng sự nóng bỏng của VTV24.

Đa cấp, một hoạt động biến tướng từ một công thức kinh doanh nhập ngoại, đã khiến hàng vạn người nghèo Việt Nam rơi vào cảnh tan nát cửa nhà.

Báo Ngày nay miễn phí ngày càng được bạn đọc đón nhận

Tính đến giữa tháng 11 năm nay, cả nước có khoảng 59 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận bán hàng đa cấp. Số lượng thành viên vào khoảng 1.150.000 người. Và đặc biệt, cứ mỗi năm, số tiền người dân mua hàng đa cấp, mà thực chất là để trở thành thành viên đa cấp, ít nhất phải khoảng 7.000 tỉ đồng. Đó là chưa kể, rất nhiều mạng lưới đa cấp đang hoạt động chui.

Số tiền ấy có được nhờ không biết bao bao nhiêu làng quê dậy sóng vì đa cấp, không biết bao nhiêu dân nghèo dốc sạch mồ hôi và nước mắt cả đời người cho đa cấp, không biết bao nhiêu tình bạn chia cách, gia đình tan vỡ, ruột thịt chia lìa...

Vay tiền, thuê xe ô tô để giả vờ tặng thưởng, thậm chí là mua cả Bằng khen của thủ tướng Chính phủ để lòe bịp là những chiêu trò quái đản của Công ty cổ phần liên kết và sản xuất thương mại Việt Nam. Tất cả những chiêu trò đó được vạch trần trước ngòi bút của Bạch Hoàn.

Chỉ có ở Ngày Nay, báo miễn phí đầu tiên và duy nhất Việt Nam, số 6 ra ngày 10/12/2015

“Độc hại như thế sao chúng có thể lọt cửa kiểm soát được?”“Không có ai kiểm nghiệm, quản lý sao?”“Ai bảo vệ các con tôi”?...

Rất nhiều bậc cha mẹ đã ngập trong nỗi lo âu khi hỏi điều này. Cha mẹ nào không xót lòng, không hoang mang khi thứ mà con mình chơi hàng ngày, cầm nắm, thậm chí ngậm trong miệng, lại chứa những chất cực độc?

Phóng sự của Bạch Hoàn về chất cực độc có thể gây ung thư, ảnh hưởng đến các chức năng gan, thận khi thâm nhập vào cơ thể người qua da, qua đường miệng... Nó được cho là tác nhân có thể khiến bé gái dậy thì sớm và là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở bé trai về sau, có trong miếng dán đồ chơi trẻ em, một mặt hàng cực kì phổ biến hiện nay.

Chỉ có ở Ngày Nay, báo miễn phí đầu tiên và duy nhất Việt Nam, số 6 ra ngày 10/12/2015".

Theo Song Hồ/Gia đình Việt Nam