Nhiều gia đình vẫn quan niệm rằm tháng Giêng là ngày tránh sát sinh, nên ăn chay để cầu mong may mắn, giải hạn cho cả năm. Lễ vật dâng cúng thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu. Ngày nay, nhiều người dân cúng rằm tháng Giêng có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.

Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Mâm cúng chay rằm tháng Giêng thường sẽ có các lễ vật như sau:

  • 1 đĩa hoa quả cúng rằm tháng Giêng
  • 1 đĩa xôi hoặc chè
  • 1 mâm cơm cúng chay với các món ăn chay quen thuộc, truyền thống
  • 1 bình hoa tươi

Mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng nhiều hay ít món là tùy thuộc vào mỗi gia đình. Tuy nhiên, điều mà bạn cần lưu ý là các món trên mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng nên thể hiện được sự hài hòa, kết hợp các màu sắc tượng trưng cho ngũ hành bởi ăn chay cũng là một cách để hướng đến sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn. Cụ thể, món ăn màu đỏ thể hiện cho hành Hỏa, màu xanh thể hiện cho hành Mộc, màu trắng thể hiện cho hành Thủy, màu đen thể hiện cho hành Thổ và màu vàng thể hiện cho hành Kim.

Ngoài mâm cơm cúng thì bạn cũng cần chuẩn bị các lễ vật khác như rượu, nước, trầu cau, đèn nến, vàng mã, nhang... để lễ cúng rằm tháng Giêng được trọn vẹn, đủ đầy.

 

Theo Mộc Anh/Đô Thị Mới

Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/chuan-bi-mam-co-chay-ram-thang-gieng-tan-suu-2021-chuan-nhat-20201231000001027.html