Mới đây, tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, các cơ quan chức năng của TP.Hà Nội cùng chuyên gia, nhà khoa học đã nghe báo cáo kết quả đánh giá sau 1 tháng vận hành thí điểm xử lý mùi bằng công nghệ Bio-Nano Nhật Bản.
Kết quả cho thấy, nồng độ mùi tổng hợp và cả nồng độ mùi riêng lẻ của nước rỉ rác đã giảm nhiều nhất gần đạt 100%, kết quả mùi nền không khí tổng hợp đo tại hiện trường cũng giảm đáng kể. Đây là chỉ số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực người dân sinh sống.
Cụ thể, đơn vị kiểm định thực hiện đo mùi độc lập sử dụng thiết bị đo mùi tổng hợp cầm tay được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản. Kết quả cho thấy, giá trị nồng độ mùi tổng hợp sau xử lý dưới mặt hồ giảm từ 999 xuống 6, tức giảm tới 99,4%. Ngoài ra, tại 4 vị trí trên bờ hồ, giá trị nồng độ mùi tổng hợp cũng giảm từ 999 xuống 8, tức giảm tới 99,2%.
Ngoài phương pháp đánh giá mùi tổng hợp bằng thiết bị đo mùi hiện đại được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản và đánh giá theo quy chuẩn của Nhật Bản thì đơn vị đánh giá độc lập là Viện Công nghệ môi trường (thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) đã thực hiện đánh giá thêm yếu tố mùi riêng lẻ khác theo quy chuẩn của Việt Nam.
Kết quả cho thấy, nồng độ mùi khí H2S (mùi trứng thối) đo trong thời gian trung bình 1h đã giảm chỉ bằng 1/42 lần so với ngưỡng quy định. Trong khi đó, nồng độ mùi khí NH3 đo trong thời gian trung bình 1 giờ giảm tới 99,9% (hơn 1.300 lần), không còn mùi hôi thối.
Không chỉ ở khu vực hồ chứa nước rỉ rác, mùi không khí tổng hợp xung quanh khu vực thí điểm cũng được đo đạc và đánh giá, đây là chỉ số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực người dân sinh sống. Kết quả cho thấy, mùi hôi thối đã giảm về 1, tương đương 99,7%.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch JVE Group cho biết, mùi hôi thối chính là mùi của các khí như H2S (mùi trứng thối), NH3 (mùi khai)... Rất nhiều người nghĩ rằng nó tồn tại, "trú ẩn" trên mặt nước nhưng thực tế không phải, các khí này tích tụ, tồn tại ở trong nước và dưới tầng đáy.
Theo ông Tuấn Anh, hiện nay chúng ta mới áp dụng 2 phương pháp để xử lý mùi hôi thối nói trên, đó là: Che phủ kín bằng bạt HDPE để bịt kín và "nhốt" khí, "trùm kín khí"; Dùng máy phun sương để khử mùi hôi thối sau khi bốc lên trên bề mặt.
"Cả hai giải pháp đang áp dụng tại Việt Nam vẫn là giải pháp chỉ xử lý được ở "phần ngọn" mà chưa đi vào xử lý ở cái gốc của vấn đề là phân hủy các khí gây ra mùi tích tụ ở dưới đáy trước khi nó bay lên mặt nước", ông Tuấn Anh cho hay.
Để xử lý mùi hôi thối gây ra do các khí tích tụ trong nước và dưới tầng đáy thì phải có giải pháp cung cấp oxy, nhưng oxy đó phải "lặn" sâu xuống được tầng đáy thì mới gặp được các khí gây ra mùi đang tích tụ ở tầng đáy thì mới phân hủy được.
"Để dễ hiểu, chúng ta có thể coi là các khí độc gây ra mùi hôi thối đó như các "sư đoàn quân địch" đang đồn trú ở dưới tầng đáy và muốn xử lý hết mùi hôi thối tận gốc thì chúng ta phải điều các "sư đoàn chiến binh bọt khí oxy nano" đi "lặn" xuống đáy thì mới đánh thắng quân địch (là sư đoàn các khí độc) thì mới xử lý được tận gốc mùi hôi thối", ông Tuấn Anh so sánh.
Theo chuyên gia Nhật Bản, sục khí thông thường sẽ chỉ tạo ra bọt khí to (đường kính từ 1~2mm) tồn tại khoảng 5 giây là nổi lên mặt nước và vỡ ra. Tương tự các chiến binh mà khả năng lặn kém thì chỉ 5 giây là ngoi lên mặt nước. Trong khi nếu sục khí nano sẽ tạo ra đồng thời 2 loại bọt khí siêu nhỏ kích thước micro (đường kính <50μm), bọt="" khí="" nano="" (đường="" kính="">50μm),><50nm) của="" nhật="" bản="" sẽ="" “lặn”="" vào="" trong="" nước="" và="" xuống="" tầng="">50nm)>
Thời gian “lặn” 1 lần của bọt khí oxy nano tối thiểu là 8 tiếng tức thời gian “lặn” vào trong nước và xuống tầng đáy dài hơn bọt khí thông thường là 5.760 lần (tức gần 6000 lần). Do vậy hiệu quả mùi hôi thối được xử lý rất nhanh trong thời gian ngắn bởi khi “lặn” và tồn tại lâu trong nước và tầng đáy thì nó gặp và phân hủy tức thì các khí độc như H2S (mùi trứng thối), NH3 (mùi khai), CH4 vv...
GS.TSKH.NGND.Trần Hiếu Nhuệ - Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi trường thuộc hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đánh giá cao công nghệ Bio-Nano Nhật Bản, bước đầu đã cho kết quả khả quan, giải quyết được phần nào bức xúc của người dân sinh sống quanh khu vực bãi rác Nam Sơn.
"Là một người dân Thủ đô, vấn đề ô nhiễm môi trường Hà Nội từ nhiều năm nay gây bức xúc, trăn trở cho người dân. Đặc biệt là tại bãi rác Nam Sơn này, là người theo dõi dự án thí điểm này từ khi JVE Group còn thực hiện tại sông Tô Lịch và bây giờ là bãi rác Nam Sơn thì bằng cảm quan, tôi thấy công nghệ này đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng, bức xúc của người dân Hà Nội suốt thời gian qua", ông Nhuệ bộc bạch.
Cũng theo GS.TSKH.Trần Hiếu Nhuệ, thời gian tới Hà Nội có thể cho đơn vị này mở rộng dự án để khử mùi cả ở khu vực rác chôn lấp chứ không ở khu vực hồ rỉ nước của bãi rác Nam Sơn.
Trước đó, ngày 26/10/2020, Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE (JVE Group) đã gửi Công văn số 589/2020/CV-JVE để báo cáo TP.Hà Nội về đề xuất tài trợ miễn phí thí điểm xử lý mùi của bãi rác Nam Sơn bằng công nghệ Bio-Nano Nhật Bản.
Ngày 28/12/2020, Dự án tài trợ miễn phí thí điểm xử lý mùi của bãi rác Nam Sơn đã được tiến hành lắp đặt thiết bị máy sục khí nano (công suất của loại máy nano được sử dụng lớn gấp 5 lần công suất của máy nano đã lắp đặt thí điểm tại sông Tô Lịch) tại vị trí đã được giao trong Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn.
Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/cong-nghe-nhat-xu-ly-gan-100-mui-hoi-bai-rac-nam-son-52804.html