Cuộc khủng hoảng rác thải đang ngày càng nghiêm trọng và trở thành một thách thức lớn đối với chính phủ các quốc gia. Chính vì thế, các cơ quan quản lý, nhà khoa học, nhà quy hoạch đô thị… liên tục phải tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra những dự án quy hoạch bãi rác hữu ích và áp dụng thành công trên thực tế. Đơn cử như hai dự án quy hoạch bãi rác thành công tại Tokyo (Nhật Bản) và New York (Mỹ). Đó là những bước tiến lớn của của con người trong việc khắc phục và cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe con người.

Hố chôn lấp rác thải nằm giữa vịnh Tokyo

Thật khó tin khi biết rằng, thủ đô của Nhật Bản quy hoạch bãi rác lớn nhất thành phố, nơi thu gom và xử lý rác thải từ khắp 23 quận, tại một hòn đảo nằm ở giữa vịnh Tokyo. Khu vực xử lí rác thải cùng với bãi chôn lấp Central Breakwater sẽ được quy hoạch và xây dựng thành một công viên trong tương lai.

A bird’s-eye view of the Central Breakwater landfill sites (left, middle) and the New Sea Surface Disposal Site

Toàn cảnh khu xử lý rác thảiCentral Breakwater nhìn từ trên cao

Đây là một phần của khu vực rộng khoảng 1000ha nằm ở phía Nam Odaiba, hòn đảo nhân tạo này quay mặt về phía trung tâm thành phố Tokyo. Khi dự án này hoàn thành, nửa phía Tây được làm bằng đất sẽ hỗ trợ và cho phép các xe container qua lại trong khi nửa phía Đông được làm từ rác sẽ trở thành một không gian với các cơ sở giải trí. Một phần của ốc đảo này đã được hoàn thành là Umi no Mori (khu rừng trên biển). Đó là một công viên có diện tích 150ha được trồng cỏ và thông, dự kiến sẽ mở cửa sau Thế vận hội Tokyo năm 2020.

Nami Murakami, người làm việc tại Cảng công viên Hàng hải Tokyo, nói: “Umi No Mori được tạo ra để biến một thứ gì đó tiêu cực – rác thải thành một thứ tích cực”. Đó sẽ là một khu rừng được trồng nhiều cây xanh và được chăm sóc cẩn thận bởi bàn tay con người.

Năm 1973, bãi chôn lấp Central Breakwater được xây dựng không lâu sau khi thị trưởng Tokyo lúc bấy giờ - ông Ryokichi Minobe tuyên bố “cuộc chiến rác thải” ngày một khó khăn vì các đô thị đang bị nghẹt thở bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cùng hậu quả nặng nề sau chiến tranh. Chiến dịch này của ngài thị trưởng diễn ra nhằm mục đích nâng cao ý thức của người dân về vấn đề kinh tế và môi trường của đất nước.

Rác thải được ép thành

Rác thải được ép thành "bánh" trước khi chôn lấp

Lâu nay, Nhật Bản vẫn nổi tiếng là nước có quy trình thu gom và xử lý rác thải rất chặt chẽ và hiện đại. Quy trình này diễn ra theo 3 giai đoạn: thu gom, xử lý trung gian (đốt và nghiền) rồi đưa đến bãi rác. Tất cả các loại rác thải sau khi được thu gom và phân loại sẽ được đưa đến nhà máy xử lí rác để đốt.

Sau khi bị đốt cháy chúng sẽ tạo ra một lượng khí thải độc hại khổng lồ và tro bụi. Lượng khí thải này sẽ nhanh chóng được xử lý cẩn thận và đảm bảo an toàn trước khi thải ra môi trường, trong khi tro sẽ tiếp tục được nấu chảy và làm lạnh để làm nhựa đường hay các vật liệu xây dựng, còn tro bay được đưa tới các hố chôn lấp. Trung tâm Iwate-Chubu ở tỉnh Iwate, phía Đông Bắc Nhật Bản là một trong những nơi sử dụng hệ thống tái chế tài nguyên tiên tiến và hệ thống SMASH (Smart ASH) được phát triển bởi công ty Mitsubishi Heavy Industries Environmental & Chemical Engineering (MHIEC), biến tro đốt thành nguồn cung cấp nhiên liệu ổn định cho xi măng được sử dụng làm vật liệu xây dựng. Ngoài ra, việc đốt cháy lượng rác thải khổng lồ này mỗi ngày sẽ tạo ra nhiệt năng giúp cung cấp điện cho 5.500 hộ gia đình mỗi năm tại Nhật.

Gạch tái chế từ rác thải

Gạch tái chế từ rác thải

Nhờ những thành tựu to lớn trong nghiên cứu khoa học công nghệ, những dự án quy hoạch và tái chế nghiêm ngặt, đặc biệt là thái độ tích cực của người dân, lượng rác thải của Nhật đã giảm đáng kể so với trước đây. Năm 2014, lượng rác thải của Tokyo là 2,7 triệu tấn, giảm đáng kể so với kỉ lục 4,9 triệu tấn vào năm 1989. Nhờ các dự án tiến bộ này mà Nhật Bản luôn giữ được môi trường sạch sẽ tại hầu hết các thành phố.

Freshkills - Công viên tráng lệ tại New York từng là bãi rác lớn nhất thế giới

Công viên Freshkills ở Staten Island (New York, Mỹ) từng là bãi rác lớn nhất thế giới, nơi chứa rác thải của cả thành phố New York. Với diện tích khoảng 8,9km2, công viên Freshkills rộng gần gấp 3 lần Công viên Trung tâm của New York, điều này biến nó trở thành công viên lớn nhất được phát triển trong thành phố suốt hơn 100 năm qua. Bãi chôn lấp này đóng cửa vào năm 2001 để bắt đầu cho dự án quy hoạch, xây dựng và mở cửa công viên theo từng giai đoạn, dự kiến hoàn thành vào năm 2036.

Công viên Freshkills với những bãi cỏ xanh mướt, hồ nước trong veo... được xây dựng trên một bãi rác cũ.

Công viên Freshkills với những bãi cỏ xanh mướt, hồ nước trong veo... được xây dựng trên một bãi rác cũ.

Không gian công cộng tại đây sẽ bao gồm các cánh đồng, sân chơi, thậm chí cả chèo thuyền, các công trình nghệ thuật và đường mòn dành cho việc cưỡi ngựa. Mục tiêu của dự án quy hoạch bãi rác này là tạo ra một không gian rộng lớn và thoải mái nơi mọi người có thể tham gia, thưởng thức phong cảnh và tìm hiểu về ảnh hưởng tiêu cực của chất thải hàng ngày đối với môi trường, xã hội và con người.

Lớp dưới cùng của công viên là rác tổng hợp. Trên đó là một lớp đất trung gian. Sau đó nó được phủ bởi một lớp khác bao gồm lớp lót nhựa không thấm nước và một hệ thống lỗ thông khí để giải phóng metan từ rác thải khi chúng phân hủy. Sau khi được thu thập, khí này được đốt hoặc xử lý để lấy năng lượng tại cơ sở phục hồi tại chỗ.

Phía dưới bề mặt công viên Freshkills

Các lớp phía dưới bề mặt công viên Freshkills

Thông qua quá trình này, Eloise Hirsh - quản lý đồng thời là Chủ tịch của công viên Freshkill, cho biết, khí thải, các hợp chất hữu cơ không phải metan (NMOC) và các chất ô nhiễm khác được giảm gần 100%. Do đó, nó sẽ trở nên an toàn khi thải vào bầu khí quyển. Các lớp phân tầng này hoạt động để giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo thu gom an toàn khí thải thoát ra khi phân hủy và cuối cùng nhằm cung cấp một không gian an toàn, lành mạnh và năng động cho con người.

Việc chuyển đổi Freshkills từ bãi chôn lấp lớn nhất thế giới thành một trong những hệ thống công viên lớn nhất và hiện đại nhất của thành phố là một mô hình cho các đô thị khác học tập trong quá trình quy hoạch bãi rác, theo bà Hirsh.

“Tái sử dụng một cách sáng tạo các bãi rác rất quan trọng trong vấn đề bổ sung những khu vực với tiện nghi sinh thái cho các khu đô thị”, bà Hirsh nói.

Một bãi rác cũ đã đóng cửa, sau một thời gian khi rác thải phân hủy hết, đất ở đó thể được sử dụng lại bình thường. Các chất ô nhiễm phân hủy dưới điều kiện yếm khí thì môi trường tương đối axit, thế nên phần đó là trồng cây rất tốt vì đã trở thành mùn. Các chất như nilong sẽ mất thời gian hơn nhưng chúng ta cũng phải một phần nào đó chấp nhận loại rác thải khó phân hủy này. Nhưng nhìn chung đất đai vẫn sẽ màu mỡ.

PGS.TS. Đồng Kim Loan - Khoa Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Tự nhiên Hà Nội

 

 

Theo dothi.reatimes.vn