Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lượng đường được khuyến cáo nên ở dưới 10% lượng năng lượng ăn hàng ngày. 10% này tương đương với 7 muỗng cà phê đường đã pha. Đường là ngon ngọt nhất và tất cả chúng ta đều thích nó, nhưng ăn quá nhiều có thể có quá nhiều hậu quả bất lợi.
Theo nghiên cứu trên tạp chí Viện Dinh dưỡng và thực phẩm Mỹ, việc tiêu thụ nhiều đường liên quan mật thiết đến một số biểu hiện có thể dễ dàng nhận ra trên cơ thể.
Dưới đây là những dấu hiệu bạn đang sử dụng quá nhiều đường được biểu hiện qua các vấn đề về sức khỏe:
Nam giới nên tiêu thụ khoảng 37,5g, còn nữ giới nên tiêu thụ khoảng 25g đường mỗi ngày.
Thèm đường
Giống như ma túy, đường cũng có thể gây nghiện. Nó giải phóng dopamin. Bạn có xu hướng cảm thấy tốt hơn khi dopamin được giải phóng. Nhưng khi hưng phấn qua đi, bạn có thể muốn tiếp tục có cảm giác đó. Cơn thèm có thể khiến bạn ăn nhiều đường hơn. Nếu những cơn thèm xảy ra thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu bạn đang ăn quá nhiều đường.
Tốt nhất là cắt giảm tiêu thụ đường như đường tinh luyện và xi rô ngọt, rồi chuyển sang một chế độ ăn uống cân bằng.
Nổi mụn trên da
Các thực phẩm chứa nhiều đường làm cho mức insulin tăng lên và bắt đầu quá trình liên kết đường với các phân tử protein. Ngay sau khi glucose xâm nhập vào máu, nó sẽ khởi động một loạt các quá trình sinh lý phức tạp mà cuối cùng có thể gây viêm và các vấn đề về da. Việc tăng cường insulin có thể làm tăng hoạt động của các tuyến dầu trong da và kích hoạt quá trình viêm.
Điều đó có nghĩa là chế độ ăn nhiều đường có liên quan đến nguy cơ mụn trứng cá tăng cao. Nếu làn da trở nên xấu đi, hãy thử thay đổi thói quen ăn uống. Không nhất thiết phải cắt bỏ hoàn toàn lượng đường khỏi thực đơn nhưng có thể ăn ít thực phẩm chứa đường.
Tăng cân
Không bao giờ dễ chịu khi quần áo bất ngờ chật ních, vòng eo to ra. Tuy nhiên, một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của việc ăn quá nhiều đường là trọng lượng cơ thể tăng lên.
Đồ ăn vặt và kẹo thường là yếu tố gây tăng cân. Một lượng đường cao làm tăng sản xuất insulin lưu trữ chất béo dư thừa trong bụng.
Ảnh minh họa
Người hay bị đau cơ khớp
Lượng đường trong chế độ ăn uống quá nhiều làm cho các tế bào miễn dịch tiết ra các chất truyền nhiễm vào máu, phá vỡ protein gắn với phân tử glucose.
Càng ăn nhiều đường thì càng gây nên viêm nhiễm làm phá vỡ các chu kỳ trong cơ thể. Một loạt các phản ứng hóa sinh diễn ra do các viêm nhiễm có thể dẫn đến viêm khớp, đục thủy tinh thể, bệnh tim, trí nhớ kém hoặc da nhăn nheo.
Hay bị cảm lạnh, cảm cúm
Ăn hoặc uống quá nhiều đường sẽ ngăn chặn các tế bào hệ miễn dịch tấn công vi khuẩn khi bị ốm. Vitamin C mà cơ thể cần để chống lại bệnh cúm rất giống nhau trong cấu trúc hóa học glucose. Thay vì tìm kiếm và tương tác với vitamin C, hệ miễn dịch sẽ lấy lượng glucose không có khả năng chống vi khuẩn cúm. Do đó, thay vì chống lại bệnh, hệ miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Để tránh tình huống như vậy, hãy cắt giảm lượng đường khi có nguy cơ cảm lạnh hoặc cúm và ăn nhiều trái cây và rau củ giàu chất dinh dưỡng và vitamin C, E và kẽm.
Ăn bao nhiêu đường là đủ và cách hạn chế
Các nhà nghiên cứu đến từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết nam giới nên tiêu thụ một lượng đường khoảng 37,5 g hoặc chín muỗng cà phê đường mỗi ngày.
Đối với phụ nữ, nên tiêu thụ đường ở mức độ 25 g hoặc sáu muỗng cà phê đường mỗi ngày. Nếu cơ thể bạn hoàn toàn khỏe mạnh, cơ nạc nhiều thì lượng đường trên là tương đối hợp lý. Cơ thể bạn sẽ đốt cháy lượng đường nhỏ này mà không gây hại cho cơ thể.
Việc phân biệt rõ giữa đường được bổ sung và đường tự nhiên có trong các loại thực phẩm tự nhiên như các loại trái cây, các loại rau củ quả… là rất cần thiết.
Các loại đường tự nhiên hoàn toàn tốt cho sức khỏe của bạn. Bạn có thể bổ sung lượng đường cho cơ thể bằng cách ăn các loại thực phẩm lành mạnh chứa nhiều nước, nhiều chất xơ, nhiều vitamin và khoáng chất và hàm lượng đường thấp…
Để giảm lượng đường tiêu thụ trong một ngày chúng ta cần giảm những thức ăn như nước giải khát, kẹo và đồ ngọt…
M.H (th)