Muối là loại gia vị có vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Hằng ngày, lượng muối sẽ bị mất đi thông qua các hoạt động của cơ thể như đi vệ sinh, tiết mồ hôi, nước mắt,... Bổ sung muối cho cơ thể bằng con đường thực phẩm chính là phương pháp bù lại lượng muối mất đi.
Tuy nhiên, nhiều người thường có thói quen sử dụng khá nhiều muối mà không biết. Để nhận biết cơ thể bạn có đang nạp nhiều muối hay không, cần quan sát ngay từ bữa cơm hàng ngày. Ví dụ như trong mâm cơm, bạn có thường xuyên chấm ngập nước mắm hoặc rắc thêm muối vào thức ăn? Nếu thói quen đó đã có từ rất lâu thì gần như chắc chắn bạn là người đang ăn rất mặn.
Khi ăn mặn quá mặn, cơ thể sẽ cảnh báo qua các biểu hiện sau:
Ảnh minh họa
Sưng mắt khi ngủ dậy
Nếu sáng ngủ dậy, đôi mắt của bạn cảm thấy bị sưng, hoặc căng mắt cá chân… rất có thể bạn đã ăn quá nhiều muối. Chỉ cần sau một đêm tiêu thụ quá nhiều muối, cơ thể của bạn sẽ nặng nề hơn vào buổi sáng hôm sau. Đây được gọi là chứng phù nề, sưng của chất lỏng dư thừa trong các mô cơ thể. Không ngoại trừ đây cũng là triệu chứng của một căn bệnh tiềm ẩn.
Khát quá mức
Natri được tìm thấy trong muối giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi ăn quá nhiều muối, chúng sẽ phá vỡ sự cân bằng chất lỏng trong, khiến bạn khát nước nhiều hơn. Vì lúc này cơ thể cần nhiều chất lỏng hơn để giúp cơ bắp và các cơ quan khác có thể hoạt động tốt. Đó là cách điều chỉnh tỷ lệ natri-nước của cơ thể bạn, và nước uống là cách tốt nhất để trả lại mọi thứ trở lại bình thường.
Thay đổi nước tiểu
Sự tích tụ natri trong cơ thể của bạn gây ra những thay đổi nghiêm trọng trong nước tiểu. Có quá nhiều natri trong cơ thể có thể là kết quả của việc mất chất lỏng thường dẫn đến mất nước. Khi có sự mất nước đáng kể trong cơ thể, lượng nước tiểu của bạn giảm đi và chuyển sang màu vàng đậm và đậm.
Xuất hiện những cơn đau đầu
Nếu không phải do thói quen ngủ quá nhiều hay một nguyên nhân nào đó thì nhức đầu thường xuyên có thể là dấu hiệu cơ thể đang dư thừa muối. Tình trạng quá tải muối trong chế độ ăn có thể dẫn đến triệu chứng đau đầu do mất nước. Lúc này, hãy điều chỉnh lượng muối nạp vào cơ thể hàng ngày để cải thiện tình trạng trên. Nếu cắt giảm muối không đem lại hiệu quả, bạn hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để tìm rõ nguyên nhân.
Ảnh minh họa
Cách tính toán để ăn mặn như thế nào là hợp lý
WHO khuyến cáo bạn dùng 5 gr muối ăn/người/ngày sẽ tốt hơn cho sức khỏe, vậy 5 gr muối ăn tương đương 2 thìa sữa chua muối/người/ngày.
Tuy nhiên người Việt có truyền thống dùng nước mắm, xì dầu để chấm (thậm chí dùng để nêm nếm, tẩm ướp thực phẩm).
Vì vậy, nếu chấm nước mắm, xì dầu, tẩm ướp thực phẩm, thì cần giảm lượng muối xuống 1/2, tức chỉ khoảng 1 thìa sữa chua muối/người/ngày.
Khi quy đổi 5gr muối, Viện Dinh dưỡng quốc gia hướng dẫn 5 gr muối tương đương 35 gr xì dầu (7 thìa cà phê); tương đương 8gr bột canh (hơn 1,5 thìa cà phê), 11 gr hạt nêm (hơn 2 thìa cà phê hạt nêm) và 26 gr nước mắm (tương đương hơn 5 thìa canh nước mắm).
Theo các chuyên gia, tự nấu ăn và nêm nếm là cách kiểm soát lượng muối đưa vào cơ thể tốt nhất. Trường hợp mua đồ ăn sẵn thì nên kiểm tra bao bì và lượng chọn sản phẩm có lượng natri thấp nhất.
Nguồn: http://giadinh.net.vn/song-khoe/dau-hieu-cho-thay-co-the-ban-dang-nap-qua-nhieu-muoi-2019081516304849.htm