Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”; “lá rách ít đùm lá rách nhiều”, để góp phần giúp đỡ khó khăn cho những nhóm người “yếu thế” bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, trên địa bàn thành phố Hà Nội trong hơn 10 ngày qua, chúng ta bắt gặp nhiều địa điểm phát đồ ăn, thực phẩm miễn phí, thậm chí cả cây gạo ATM. Tuy nhiên, tại những nơi này cũng cho ta nhiều điều nghĩ suy về cuộc sống.

Một miếng khi đói, bằng một gói khi no

Dịch Covid-19 kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của hàng ngàn công nhân, người lao động. Không ít người rơi vào tình trạng mất việc, đối diện với những lo toan về cơm áo gạo tiền. Trong lúc toàn xã hội đang khó khăn, nỗ lực vượt qua dịch bệnh đã có không ít cá nhân, tổ chức chung tay hỗ trợ những người gặp khó khăn hơn mình.

Điểm thiện nguyện với dòng chữ ấm áp tình người: “Nếu bạn thấy cần, hãy lấy 1 phần” giúp đỡ nhiều người bị ảnh hưởng bởi dịch

Triển khai từ đầu tháng 4, những điểm thiện nguyện với dòng chữ ấm áp tình người: “Nếu bạn thấy cần, hãy lấy 1 phần” của vợ chồng anh Nguyễn Phan Huy Khôi và chị Lam Kiều ở Hà Nội đã giúp đỡ được rất nhiều hoàn cảnh khó khăn.

Không chỉ riêng điểm thiện nguyện “Ai cần cứ đến lấy”, các mô hình giúp đỡ người khó khăn cũng tiếp tục được xây dựng và lan tỏa. Mới đây, cây “ATM gạo” đầu tiên ở Hà Nội đã được lắp đặt tại khu vực Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) nhằm hỗ trợ người nghèo. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng (người lên ý tưởng cho cây “ATM gạo” ở Hà Nội) chia sẻ, mô hình này mong muốn là không để ai “đứt bữa” trong dịch bệnh này.

Theo đó, mỗi lần lấy, người dân nhận được 3 kg/người/ngày. Tại những điểm phát quà, mọi người vẫn tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn như rửa tay, đeo khẩu trang và đứng cách nhau 2m. Ngay trong ngày đầu tiên đi vào hoạt động, 2.3 tấn gạo đã được trao tặng cho 750 người nghèo có bữa cơm ấm bụng trong những ngày cả nước oằn lưng chống dịch. Dự án “ATM gạo” miễn phí ở Hà Nội sẽ có 10 máy ở 10 quận huyện trong khắp Hà Nội, hoạt động đến hết tháng 4/2020.

Có mặt ở điểm nhận gạo miễn phí, ông Trần Hoàng Lâm ( đường Trương Công Giai, quận Cầu Giấy) vui mừng: “Khi biết có cây “ATM gạo” miễn phí tôi mừng lắm. Rất cảm ơn những mạnh thường quân đã giúp đỡ chúng tôi trong lúc khó khăn”.

Đừng để phải thêm dòng chữ: “Nếu ổn, xin hãy nhường cho người khác”!

Có thể thấy, tại bất cứ điểm thiện nguyện nào, bên dưới dòng chữ “nếu bạn thấy cần, hãy lấy 1 phần” còn có dòng chữ: “Nếu bạn đã ổn, xin nhường lại cho người khác”. Trong quá trình triển khai, thực hiện chương trình tặng thực phẩm cho những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội, anh Khôi cho biết có rất nhiều cá nhân để lại ấn tượng sâu sắc với anh. Là người bình thường, nhưng họ giống như những đóa sen tỏa hương, tuy không giàu có về vật chất nhưng họ sẵn sàng chia sẻ trong những ngày khó khăn.

Có ý kiến cho rằng, sự “tiện tay” của người có điều kiện chẳng khác nào là “tranh” đồ của người khó khăn khi số lượng suất ăn, suất quà tặng trong ngày là hữu hạn. Và đây là hành vi đáng phê phán trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nó thể hiện lương tâm và ý thức của nhiều người còn hạn chế. Bởi vậy nếu không thực sự khó khăn, xin hãy để những túi quà đó được đến tay người thực sự cần. Đừng để những người làm từ thiện chạnh lòng khi thấy lòng tốt của mình bị lợi dụng và để người khó khăn có thêm nhiều niềm tin trong cuộc sống.

“Điển hình, như trường hợp một bác khá lớn tuổi, đi xe đạp, ăn mặc giản dị. Bác dừng lại ở trước điểm phát quà, đôi mắt chăm chú đọc kỹ tấm bảng chứa thông điệp. Đọc xong, bác tần ngần khá lâu. Thấy bác phân vân, mọi người trong nhóm giải thích cho bác về mục đích mà chương trình hướng tới là trợ giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Sau khi cân nhắc, bác quyết định không lấy, vì bác vẫn chưa cần đến!”- anh Khôi cho hay.

Trái ngược với hình ảnh nhân văn trên, nhiều ngày qua, dư luận cũng không khỏi xôn xao với việc làm của không ít người ăn vận trang phục đẹp đẽ, đi xe sang nhưng vẫn đỗ lại lấy hàng từ thiện gây ra nhiều tranh luận trái chiều. Những người phát quà cho biết họ không khỏi bất ngờ với nhiều trường hợp đến nhận đồ. Không chỉ những người đi xe máy tay ga ghé vào “xin” mà nhiều người dân ở chung cư, hay sống gần đó không thiếu thốn nhưng khi đi bộ qua cũng ghé vào lấy quà từ thiện.

Đáng buồn hơn, có người đi chợ về, trên xe treo đủ loại thực phẩm như thịt, cá, rau củ nhưng khi đi qua các điểm thiện nguyện vẫn “tiện tay” nhấc một suất quà. Khi được hỏi nhiều người nói là lấy về cho hàng xóm gặp khó khăn,... khiến các thành viên tại điểm thiện nguyện cũng rất khó từ chối. “Điều đáng buồn nhất đó là nhiều người nghèo khó thực sự thì lại không thể đến lượt. Bề ngoài thì không thể đánh giá được gì nhưng thực tế chúng tôi chứng kiến rất nhiều người với vẻ bề ngoài khá ổn nhanh chân đến nhận.

Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là thực phẩm mỗi ngày đến được với các hoàn cảnh khó khăn càng nhiều càng tốt. Chúng tôi hạnh phúc nếu mỗi ngày thật nhiều các phần quà được tặng đi cho những người thực sự cần”, một thành viên của điểm thiện nguyện “Ai cần cứ đến lấy” chia sẻ. Có thể thấy, việc làm thiện nguyện dù trong bất kỳ hoản cảnh nào cũng đều đáng quý. Nhưng để cho việc thiện nguyện có hiệu quả thì đó quả thực là điều không đơn giản. Mặc dù người phát quà có tấm lòng lương thiện, hảo tâm nhưng khó tránh khỏi tình trạng lộn xộn nếu như bản thân mỗi người không tự có ý thức.

Có ý kiến cho rằng, sự  “tiện tay” của người có điều kiện chẳng khác nào là “tranh” đồ của người khó khăn khi số lượng suất ăn, suất quà tặng trong ngày là hữu hạn. Và đây là hành vi đáng phê phán trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nó thể hiện lương tâm và ý thức của nhiều người còn hạn chế. Bởi vậy nếu không thực sự khó khăn, xin hãy để những túi quà đó được đến tay người thực sự cần. Đừng để những người làm từ thiện chạnh lòng khi thấy lòng tốt của mình bị lợi dụng và để người khó khăn có thêm nhiều niềm tin trong cuộc sống.

Không chỉ riêng điểm thiện nguyện “Ai cần cứ đến lấy”, các mô hình giúp đỡ người khó khăn cũng tiếp tục được xây dựng và lan tỏa. Mới đây, cây “ATM gạo” đầu tiên ở Hà Nội đã được lắp đặt tại khu vực Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) nhằm hỗ trợ người nghèo. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng (người lên ý tưởng cho cây “ATM gạo” ở Hà Nội) chia sẻ, mô hình này mong muốn là không để ai “đứt bữa” trong dịch bệnh này. Theo đó, mỗi lần lấy, người dân nhận được 3 kg/người/ngày. Tại những điểm phát quà, mọi người vẫn tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn như rửa tay, đeo khẩu trang và đứng cách nhau 2m. Ngay trong ngày đầu tiên đi vào hoạt động, 2.3 tấn gạo đã được trao tặng cho 750 người nghèo có bữa cơm ấm bụng trong những ngày cả nước oằn lưng chống dịch. Dự án “ATM gạo” miễn phí ở Hà Nội sẽ có 10 máy ở 10 quận huyện trong khắp Hà Nội, hoạt động đến hết tháng 4/2020.


Theo P.Ngân/Lao động Thủ đô