Các triệu chứng thường gặp của bệnh dị ứng thời tiết

Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại, độ ẩm trong không khí quá thấp hoặc quá cao dễ gây nên hiện tượng dị ứng thời tiết. Khi bị dị ứng người bệnh thường có các dấu hiệu điển hình như sau:

- Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ: Trên da nổi nhiều nốt mẩn, phát ban, thường tập trung ở các vùng da hở như mặt, tay, chân…

- Nổi mề đay cấp tính: Trên da có thể xuất hiện những mảng sưng phù, ngứa và nóng rát, tập trung ở một vị trí hoặc nổi mẩn ngứa khắp người.

Dị ứng thời tiết có thể gây ngứa ngáy khó chịu (Ảnh minh họa)

- Ngứa ngáy khó chịu tại vùng da nổi mẩn, càng gãi càng ngứa. Cơn ngứa thường dữ dội khi trời tối và ban đêm.

- Một số trường hợp người bệnh có biểu hiện da sưng rộp, có mụn nước, tấy đỏ hoặc xung huyết.

- Triệu chứng khác: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, ho, đau đầu, tụt huyết áp, khó thở…

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Thông thường, mỗi cá thể khác nhau sẽ có có những phản ứng khác nhau trước tác nhân gây dị ứng thời tiết mà mức độ di ứng nặng nhẹ cũng sẽ khác nhau. Dị ứng thời tiết bao gồm dạng cấp tính và mãn tính. Nếu bệnh ở trạng thái cấp tính, sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 24 giờ đến dưới 6 tuần, biểu hiện lâm sàng là những triệu chứng ngứa, gây khó chịu cho người bệnh.

Dị ứng thời tiết có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Nhưng nếu những dấu hiệu này không được chữa trị kịp thời và đúng cách, sẽ chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mãn tính có thể gây nguy hiểm cho cơ thể với biểu hiện phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến tử vong.

Biện pháp làm thuyên giảm triệu chứng và ngăn ngừa dị ứng thời tiết

Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra phương thuốc điều trị dứt điểm căn bệnh dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ. Việc sử dụng thuốc chỉ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng đang hiện hữu, ngăn ngừa bệnh diễn biến trầm trọng hơn, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ bị tái phát.

Do đó, nếu nhận thấy các biện pháp giảm dị ứng không có kết quả, người bệnh nên gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhất. Đối với người bị dị ứng thời tiết, chỉ có giải pháp điều trị theo từng đợt và hạn chế tiếp xúc với yếu tố thời tiết bất lợi.

Dị ứng thời tiết là bệnh dễ dàng mắc phải, do đó mọi người cần chủ động có biện pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh hữu hiệu àm bạn có thể áp dụng ngay:

- Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, mặc ấm vào mùa đông, mùa hè không nên ngồi trong điều hòa nhiệt độ thấp quá lâu.

- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc phấn hoa, bụi bẩn, nhất là thời điểm giao mùa để tránh gây phản ứng dị ứng chéo.

- Để phòng tránh những cơn đau đầu dị ứng thời tiết, bạn nên ăn nhiều rau xanh, rau quả có nhiều vitamin, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức đề kháng.

- Những người có cơ địa mẫn cảm cần thăm khám định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe.

Theo Gia đình Việt Nam