Phân biệt bằng B1 và B2

Bằng lái xe B1 là giấy phép lái xe 4 bánh đến 9 chỗ ngồi (bao gồm cả tài xế) và xe tải dưới 3.500 kg không kinh doanh, có thời hạn 5 năm.

Bằng lái xe B2 là giấy phép lái xe dùng cho lái xe không chuyên, điều khiển xe cơ giới du lịch loại dưới 9 chỗ ngồi, có thời hạn 10 năm.

Bằng lái xe B2 được nhà nước quy định mở rộng từ bằng lái B1.

Học viên hoàn toàn có thể học lái xe và thi luôn giấy phép lái xe B2 mà không cần phải thi qua bằng lái xe B1.

 Bằng lái xe B2 được nhà nước quy định mở rộng từ bằng lái B1

Điều kiện để thi bằng lái xe B1, B2

Người đủ 18 tuổi trở lên và dưới 60 tuổi được phép thi bằng lái xe B1 và B2.

Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Như vậy điều kiện để thi bằng lái xe là phải có giấy khám sức khỏe phù hợp với loại xe điều khiển.

Hồ sơ thi bằng lái B1, B2

Hồ sơ thi bằng lái xe hạng B1, B2 gồm có:

  • CMND photo (không cần công chứng)
  • 10 ảnh 3×4 (áo có cổ, nền xanh nước biển đậm)
  • Giấy khám sức khỏe

Lệ phí thi bằng lái

Mức thu phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đối với hạng lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F) bao gồm:

  • Sát hạch lý thuyết: 90.000 VND/lần
  • Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 VND/lần
  • Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 160.000 VND/lần
  • Cấp bằng: 135.000 VND/1 lần cấp

Mức thu phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ được áp dụng thống nhất trên cả nước khi cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe (không phân biệt cơ quan thuộc Trung ương hay địa phương quản lý) tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Người dự sát hạch để được cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phần nào thì nộp phí sát hạch phần đó (tính theo lần sát hạch: sát hạch lần đầu, sát hạch lại).

Theo Minh Chuyên (Tổng hợp)/Gia đình Việt Nam