Sản phẩm càng đẹp, càng dễ nhiễm độc

Bát, đĩa, cốc, chén làm bằng gốm, sứ, thủy tinh là những vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, sử dụng gốm sứ nhiễm chì có thể khiến cơ thể bị nhiễm độc.

Men chì khi sử dụng trong sản xuất gốm sứ có thể đem đến cho sản phẩm hình thức bắt mắt, màu sắc rực rỡ, bề mặt bóng đẹp.

Tuy nhiên do có khả năng chống mài mòn kém nên bát đĩa tráng loại men này sau một thời gian sử dụng dễ bị mòn men, màu sắc hoa văn bị phai nhạt.

Khi đó, với các sản phẩm như bát, đĩa…, chúng sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm vì lượng chì thoát ra rất nhiều và ngấm hết vào thức ăn. 

Sử dụng gốm sứ nhiễm chì có thể khiến cơ thể bị nhiễm độc.

Hơn nữa trong quá trình sử dụng, những đồ sứ kém chất lượng và có chứa các chất độc đó tiếp xúc với môi trường axít, kiềm. Trong nhiệt độ cao, các nguyên tử bề mặt có xu hướng tách ra hòa lẫn vào thực phẩm, nước. Nhiệt càng cao, chì càng bị kích hoạt tách ra nhiều hơn...

Trên thực tế, nguy cơ người dùng bị nhiễm độc này rất dễ xảy ra, đặc biệt là đối với các sản phẩm sứ rẻ tiền, được sản xuất ở các lò thủ công. Vì những cơ sở này, quy trình thường không chuẩn và đảm bảo an toàn.

Theo cảnh báo của các nhà khoa học, do chì là kim loại nặng có khả năng tích tụ lâu dài trong cơ thể người và ít bị thải  loại, nên dù lượng chì nhiễm độc từ bát đĩa trong mỗi bữa ăn là rất nhỏ.

Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài cũng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe con người như tổn thương thần kinh, thận, biến chứng tim mạch và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Dấu hiệu nhiễm độc chì

Lượng chì lớn sẽ gây ức chế các phản ứng trong cơ thể, tích lũy trong gan, thận gây nhiều chứng bệnh nguy hiểm hoặc tích lũy trong xương gây loãng xương, phân hủy xương, thậm chí là tử vong. 

- Người đau đầu, chóng mặt, thỉnh thoảng buồn nôn thường là nôn khan. Người mệt mỏi không muốn ăn gì, thỉnh thoảng có triệu chứng của bệnh huyết áp thấp.

- Đau nhức xương khớp, mỏi tay chân, suy giảm trí nhớ có thường hay quên, người chậm chạp, đờ đẫn, hay buồn ngủ.

- Răng xỉn màu thường có màu đen hoặc tàn tro.

- Đối với trẻ em, hàm lượng chì tỉ lệ nghịch với sự phát triển trí não, nhiễm chì càng nặng thì bé càng đần độn, chậm phát triển.

- Ngoài ra, trẻ còn có những biểu hiện khác như: Rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, hay kêu đau bụng, người xanh xao mệt mỏi.

- Nhiễm chì nặng trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao, người co giật hôn mê rồi dẫn tới tử vong.

 

Đồ gốm sứ: Càng đẹp mã, càng nguy hiểm!

Mẹo sử dụng gốm sứ, thủy tinh một cách thông minh

- Chỉ nên mua chén đĩa – ly thủy tinh có chất lượng cao, màu trắng trơn, nhưng không quá bóng loáng. Tránh mua và sử dụng những sản phẩm chén đĩa có hoa văn cầu kì, trừ những sản phẩm có thương hiệu và được chứng nhận an toàn,có nguồn gốc rõ ràng, và có ghi rõ các hàm lượng chì (nếu có) trên bề mặt .

- Đối với chén đĩa thường xuyên được sử dụng trong lò vi sóng (làm nóng và chín thức ăn), cần phải lựa chọn loại chén đĩa an toàn, vì ở trong nhiệt độ cao, chất độc của chén đĩa có thể phai ra, gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

- Người tiêu dùng nên chọn các bát đĩa đáp ứng tiêu chuẩn tiếp xúc thực phẩm đã được phê duyệt như FDA của Hoa Kỳ (FDA Food and Drug Administration) và có thời hạn bảo hành để đảm bảo chất lượng khi sử dụng. 

 

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam